My Actifit Report Card: October 4 2019

in #actifit5 years ago

Tại sao con người ta làm từ thiện một cách hời hợt?

Khang A Tủa trả lời phỏng vấn, chàng trai cho rằng không cần xây thêm trường ở vùng cao nữa, cái cần là cần người dạy và cách dạy, chẳng hạn như nhiều thầy cô chưa am hiểu văn hóa người Mông thì dạy trẻ em người Mông như thế nào? Hay A Tủa cho rằng cách người Kinh làm từ thiện là không đúng, bởi từ đó sẽ mang lại sự ỷ lại cho dân tộc của anh ta.

Mình thấy chủ đề này khá hay nên nay lôi ra "phân tích văn học" một chút. Phần thông tin trên được trích từ bài phỏng vấn hot hòn họt bữa giờ, các bạn search tên chàng trai là ra.

Đầu tiên, chuyện người ta đi tặng cái áo ấm, quyển tập, thùng mì vốn chẳng có gì sai. Nhìn một cách tích cực, A Tủa nên thấy được sự quan tâm của những người đến đây làm từ thiện, họ không dừng lại ở thành phố nơi họ sinh sống, họ cũng không dừng lại ở dân tộc của riêng mình, đó gọi là dân tộc anh em. Đúng là chuyện dạy cách câu cá sẽ tốt hơn, nhưng vì sao lại trách móc người mang con cá tới cho bạn?

Thứ hai, vì sao lại trách móc thầy cô người Kinh không hiểu gì về văn hóa người Mông lại đi dạy trẻ em người Mông. Vì nếu chính người Mông tự làm được chuyện đó thì đâu cần các thầy các cô đi đến một nơi xa xôi hẻo lánh, rời xa phố thị phồn hoa, đến những nơi mà chính em nói rằng đường đi rất cheo leo và nguy hiểm để dạy cho những đứa trẻ nơi đây? Trước khi mặc đẹp, ta phải mặc ấm, trước khi ăn ngon, ta phải đủ khả năng ăn cho no bụng để sống sót cái đã. Tự cường mới là vương đạo, sao em không nghĩ rằng nhờ được dạy dỗ về chữ nghĩa, văn hóa, kiến thức, trẻ em người Mông dần lớn lên và họ được tiếp cận một nền tri thức giống em, họ sẽ hiểu cội nguồn quan trọng ra sao, họ sẽ hiểu dân tộc mình đang thiếu gì để mà bù đắp, giữa được và mất, đôi khi ta phải chấp nhận cái tạm được để sau này nhận được cái tốt hơn rồi mới mơ đến sự hoàn hảo.

Dù sao thì ý kiến riêng của em, mình tôn trọng và không bàn tới nữa, và thực sự khâm phục vì em nhận ra những thiếu sót của dân tộc mình và đang ra sức tìm cách bù đắp, chỉ hi vọng em có cái nhìn đa chiều hơn.

Vậy tại sao người ta từ thiện nửa vời? Vì sao người ta thường cho con cá chứ ít ai dạy đi câu?

Vấn đề là khi một ai đó sẵn sàng cho đi, một cách tự nguyện, thì họ phải có dư thừa một xíu họ mới mang cho được, thẳng thắn mà nói rất ít người có thể làm được chuyện san sẻ miếng cơm manh áo cho một người xa lạ khi bụng còn đói, thân mình còn co ro vì lạnh. Nên khi người ta cho đi, đa phần người ta sẽ chọn phương án nhanh, gọn, lẹ và dễ dàng nhất. Hãy so sánh với những gì họ phải bỏ ra để "từ thiện đúng cách", "từ thiện đúng nghĩa" như mớ lý thuyết mà cộng đồng muốn.

Ví như thay vì bạn mang cái mền đến, bạn nên mang công ăn việc làm đến cho những người nơi đây. Really? Bạn nộp CV chắc gì đã tìm được việc mà đòi tìm giúp người khác? Hay bạn dạy người ta may vá? Làm ra rồi bán cho ai? Mất bao lâu? Một hay một vài tháng sống ở một nơi khí hậu khác, một xóm làng khác, rời xa tiện nghi đời thường, không bạn bè, không gia đình, không lương, không công việc, không yêu đương, không được đọc Ưng Đen, chỉ để làm từ thiện đúng nghĩa? Tất nhiên sẽ có người làm được, nhưng rất ít, tôi chắc chắn các bạn luôn là ổ cắm điện để sạc điện thoại trên đây hơi bị thiếu thốn à nha.

Cách tốt nhất là khi bạn mang một cái gì đó đến cho người khác, hãy kiên nhẫn nói chuyện và tìm hiểu xem động lực sống của họ là gì, ước mơ của họ là gì và tìm cách thôi thúc nó. Bạn mang thùng mì đặt trên bàn nhà ông Giằng Ăn Dần thì ổng chỉ vui tươi hớn hở mang vào chia cho con cháu thôi, nhưng bạn kể về phố thị, cho xem clip về những tiện nghi, hỏi ổng có muốn con cháu ổng không khổ ải như ổng không? Muốn thì thùng mì này là không đủ ông ạ, như vậy là hết lòng lắm rồi. Đấy là lý do người ta hay bảo của cho không bằng cách mang cho.

Và các cậu trai gái làng có học thức phải ngày đêm tuyên truyền về chuyện tự cường, về giấc mơ cải thiện cuộc sống, sử dụng vật tư mà người ta mang cho làm bước đệm đi nhanh hơn thay vì xem nó là vật cản, đấy mới là chuyện đúng đắn. Không phải tự dưng người ta nói đứng đầu là giặc dốt đâu, không muốn dân làng mình đi sai thì phải dạy cho họ thế nào là đúng chứ :)

Tất nhiên từ thiện thật có tâm, thật có tiền, thật có nỗ lực, thật thay đổi được cuộc sống của người được cho đấy là việc công đức vô lượng luôn đáng khen và tuyên dương. Nhưng từ thiện vật chất thì dễ, mấy ai sẵn sàng cho đi thời gian, tánh mạng và các mối quan hệ của mình chứ?

  • Ưng Đen -

    17044
    Daily Activity
Sort:  

Congratulations @jinkat! You have completed the following achievement on the Steem blockchain and have been rewarded with new badge(s) :

You distributed more than 100 upvotes. Your next target is to reach 200 upvotes.

You can view your badges on your Steem Board and compare to others on the Steem Ranking
If you no longer want to receive notifications, reply to this comment with the word STOP

To support your work, I also upvoted your post!

Vote for @Steemitboard as a witness to get one more award and increased upvotes!

Congrats on providing Proof of Activity via your Actifit report!

You have accordingly been rewarded 52.75 AFIT tokens for your effort in reaching 17044 activity, as well as your user rank and report quality!
You also received an 0.72% upvote via @actifit account.
Actifit rewards and upvotes are based on your:

  • User rank: which depends on your delegated SP, accumulated AFIT tokens, rewarded post count and recent rewarded activity.
  • Post score: which depends on your activity count, post content, post upvotes, quality comments, moderator review and user rank.

To improve your user rank, delegate more, pile up more AFIT tokens, and post more.
To improve your post score, get to the max activity count, work on improving your post content, improve your user rank, engage with the community to get more upvotes and quality comments.

Actifit is now a Steem Witness. If you believe in our project, consider voting for us

rulersig2.jpg
Vote for Actifit as a Witness
Chat with us on discord | Visit our website
Download on playstore | Download on app store
FAQs | Text Tutorial | Video Tutorial