Tether (hay còn biết đến với tên gọi USDT) là stablecoin lớn nhất thị trường tiền điện tử. Vậy đồng coin này có những lợi thế cạnh tranh nào giúp Tether có thể phổ biến như vậy? Đồng thời làm thế nào để sở hữu được đồng tiền này. Hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn các mua, sở hữu và cất trữ Tether (USDT) nhé.
Đôi nét về Tether (USDT)
Vậy Tether là gì?
Tether sinh ra nhờ một sáng kiến có thể làm nên đồng tiền kỹ thuật số có giá trị như đồng USD của Mỹ. Ban đầu, chúng có tên là Realcoin, phát hành chính thức từ tháng 7/2014. Mãi về sau, chúng mới được đổi thành Tether (USDT) và được biết đến rộng rãi.
Ai phát hành Tether?
Tether được phát hành bởi một công ty có tên là Tether Limited, trực thuộc quyền quản lý của pháp luật Quần đảo Virgin Anh và được thành lập tại Hong Kong.
Chính vì phần lớn vốn hoá thị trường stablecoin hiện nằm dưới dạng Tether và độ phổ biến của nó, nên hôm nay sẽ hướng dẫn anh em cách mua, sở hữu cũng như lưu trữ đồng tiền này. Hi vọng có thể giúp anh em tham gia thị trường một cách tiện lợi và an toàn nhất.
Những cách mua Tether (USDT)
Mua trực tiếp trên OTC của các sàn
Hình thức mua USDT phổ biến nhất hiện nay có lẽ là OTC (hay Over-the-counter). Hiện các sàn giao dịch tiền điện tử lớn đã có những dịch vụ này mà đi tiên phong là Huobi và gần đây là Binance hay OKEx.
OTC là nơi các cá nhân có thể đăng tin rao bán coin tự do và người mua có thể mua được tiền điện tử với các mức giá phù hợp, cùng chi phí giao dịch rẻ nhất.
Tổng quan về giao dịch OTC:
https://coin68.com/thi-truong-otc-la-gi-2/
Tuy nhiên, một bất cập là bạn sẽ trực tiếp giao dịch với những người lạ. Nếu anh em đã chuyển tiền mặt rồi nhưng coin chưa qua thì cũng hơi lo một xíu. Dù vậy, vào thời điểm hiện tại, cơ chế quản lý của các sàn đã cải thiện hơn khi người dùng phải xác thực danh tính đầy đủ mới có thể tiến hành giao dịch.
Một mẹo nhỏ là anh em nên xem những người rao bán có tỷ lệ giao dịch thành công cao, đây là những người được phía sàn đánh giá là tin cậy. Ngoài ra, để chắc ăn hơn, nếu ai có để lại số điện thoại thì bạn có thể gọi lại trước để kiểm tra.
Vì các sàn yêu cầu khâu KYC (xác thực danh tính) người mua khá gắt, nên bạn cần phải thực hiện đủ các khâu này mới có thể giao dịch OTC. Một số sàn thì yêu cầu bạn phải đạt đủ tiêu chuẩn level tài khoản và kèm theo quy định về lượng giao dịch tối thiểu.
Nói chung, ở khâu đăng kí thì mất thời gian một xíu, nhưng đổi lại những trải nghiệm phía sau lại khá tốt. Cách quản lí chặt thông tin như vậy cũng giúp người dùng an tâm hơn.
Giao dịch OTC trên Huobi hay Binance P2P thì đã có bài hướng dẫn đăng kí tại đây.
https://coin68.com/huobi-otc-la-gi-huong-dan-mua-ban-bitcoin-khong-ton-phi-tren-san-huobi-otc/
Một lợi ích nữa là trên OTC có nhiều mức tỷ giá, anh em sẽ có nhiều lựa chọn hơn đồng thời có những tính toán phù hợp cho chiến lược đầu tư.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, OTC có lợi thế là chi phí thấp. Chi phí là 0% (cho người mua trên Huobi OTC và Binance OTC) và khoảng 0,7% (cho người đặt lệnh bán coin). Ở một số sàn tại Việt Nam như T-rex hay Remitano thì phí taker sẽ là tầm 0,5%.
Mua bằng thẻ Visa trên sàn (cổng fiat)
Hiện tại, một số sàn giao dịch như Kucoin, Binance đã hỗ trợ mua USDT qua thẻ Visa hay cổng tiền pháp định (fiat), song đây là hình thức vẫn còn mới.
Bất cập đầu tiên là vì những quy định liên quan đến tiền điện tử tại Việt Nam. Chẳng may nếu phía ngân hàng chặn giao dịch của bạn vì lí do “có liên quan đến tiền điện tử” thì khá khó xử lý và phiền toái. Do đó cách này khá rủi ro và không khuyến cáo sử dụng.
Ngoài ra, bất cập còn đến từ phí giao dịch. Phía sàn sẽ lấy tầm 10 USD hoặc 3,5% tổng giao dịch (tuỳ theo cách tính nào cao hơn).
Tuy nhiên, một yếu tố được đảm bảo là bạn sẽ làm việc và mua bán với sàn, do đó rủi ro bị lừa đảo là rất thấp.
Nhìn chung, đây chưa hẳn là cách hiệu quả nhất vì mức phí bạn phải đánh đổi là quá cao so với những lợi ích mang lại. Do đó, khuyên anh em nên hạn chế dùng cách này.
Mua qua người quen hay qua chợ đen
Một cách nữa là mua USDT qua người quen. Nếu người thân của bạn sở hữu một lượng USDT nhất định và nhu cầu mua của bạn cũng là không quá lớn, bạn có thể thoả thuận tỷ giá trực tiếp với người thân. Sau đó, bạn chỉ cần gửi địa chỉ ví Deposit để người kia gửi coin trực tiếp cho mình.
Cách này thì nhanh và khá tiện cũng như giúp bạn an tâm hơn khi giao dịch so với các hình thức nói trên.
Phí giao dịch khi gửi coin từ ví sang ví là trung bình, thường thì dao động quanh 4 – 5 USDT cho Withdrawal fee (tức phí rút coin khỏi ví người bán) với giao thức ERC-20 hiện tại.
Tuy vậy thì lượng coin mua từ người thân cũng không thể nhiều. Một hình thức tương tự là mua từ chợ đen, khi bạn có thể liên hệ một số cá nhân bán USDT trong các nhóm, cộng đồng. Cách này thì bạn có thể mua được lượng coin lớn nhưng đi kèm đó là rủi ro cũng sẽ cao hơn là giao dịch với người thân của mình.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua một số cách phổ biến để mua USDT. Dưới đây là một bảng tóm tắt và so sánh các phương thức để anh em có cái nhìn tổng quan hơn.
Cách mua | Phí giao dịch | Tiện lợi | Rủi ro |
OTC | Thấp | Trung bình | Trung bình |
Visa | Cao | Thấp | Thấp |
Người thân, chợ đen | Trung bình | Trung bình | Trung bình |
Chúc anh em có những trải nghiệm giao dịch thật thoải mái và an toàn.