The future of Bitcoin/ Tương lai của Bitcoin: tiền tệ, hàng hóa hay tài sản?

in #bitcoin7 years ago (edited)

I’ve been blogging in English here on steemit for several months on bitcoin tax and regulations . But I realized that there are not many Vietnamese blog posts here. In an effort to promote using Vietnamese on steemit and encourage people to use cryptocurrency in Vietnam. From now I would love to blog in Vietnamese despite the fact that my post will not attract many upvotes. I have a cryptocurrency-related blog in Vietnamese http://www.vncoinews.com/ with around 15,000 visits a month. If you would like to feature your projects or translate your blog posts into Vietnamese (free), please follow me and send me a message.


Tương lai của Bitcoin: tiền tệ, hàng hóa hay tài sản?

Bitcoin được cộng đồng coi là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung dựa trên mã nguồn mở được phát hành từ năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto. Tuy nhiên, bitcoin bản chất gồm 2 phần: bitcoin (token) là dãy các con số và chữ cái để truy cập vào mạng lưới bockchain và Bitcoin (network) là mạng lưới thanh toán được hoạt động trên giao thức mật mã. Mới đây, trường đại học FPT thông tin chấp nhận cho sinh viên đóng tiền học phí bằng Bitcoin đã dấy lên những lo ngại về vấn đề pháp lý liên quan đến Bitcoin. Ngay sau đó, ngân hàng nhà nước đã có thông cáo báo chí cho biết các hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự tại Việt Nam như phương tiện thanh toán là hoàn toàn bất hợp pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Tuy nhiên thông tin này hoàn toàn không mới đã được nhiều tờ báo giật tít gây hoang mang trong cộng đồng. Các quy định trên đã được quy định tại nhiều văn bản trước đó và nhiều lần được Ngân hàng Trung Ương viện dẫn. Cụ thể nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa đưa các quy định về tài sản ảo, tài sản điện tử vào các quy định của nó. Trong khi đó, luật pháp về Ngân hàng, về tổ chức tín dụng chưa có quy định nào về phương tiện thanh toán điện tử. Do đó nếu Bitcoin coi như một loại hàng hóa có thể quy đổi ra các giá trị, thì một giao dịch mang tính chất dân sự không được điều chỉnh bởi quy định của ngân hàng nhà nước.

alt text

Sự ra đời của Bitcoin đã làm khó các nhà làm luật, không chỉ ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới. Để hiểu hơn cách phân loại, chúng ta sẽ xem xét định nghĩa chi tiết.

  • Hàng hóa (commodity) là các sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người. Đặc điểm của hàng hóa là khá giống nhau và có thể dùng để trao đổi. Vàng, bạc, dầu, gạo là các ví dụ điển hình của hàng hóa.

  • Tài sản (assets) là các vật có khả năng sở hữu và mang lại lợi ích hay dòng tiền trong tương lai. Cổ phiếu là một ví dụ điển hình của tài sản khi người nắm giữ sẽ cơ hội nhận được cổ tức trong tương lai.

  • Tiền tệ là phương tiện trao đổi và thanh toán. Đứng riêng biệt, tiền tệ không mang lại lợi ích trong tương lai và không thể định giá. Nó chỉ có thể có giá định danh thông qua đồng tiền khác. Trong dài hạn, tiền tệ được chấp nhận rộng rãi như phương tiện thanh toán và có sức mua, tuy nhiên giá tương đối với các đồng tiền khác sẽ thay đổi. Trong ngắn hạn, các yếu tố như chính phủ, nhu cầu sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Phần lớn các đồng tiền hiện tại đều mất sức mua qua thời gian do chính phủ phát hành thêm tiền gây lạm phát. Hiện tại việc phát hành tiền không còn tuân theo bản vị vàng nên chính phủ có thể phát hành tùy theo chính sách của họ.

Theo giáo sư Aswath Damodaran, từ những phân tích trên có thể thấy Bitcoin không thể là hàng hóa, bởi vì nó không giải quyết vấn đề thiết yếu của con người, Bitcoin cũng không là tài sản do không tạo dòng tiền trong tương lai. Ông cho biết, nhiều người cho rằng Bitcoin có tạo ra dòng tiền vì bạn có thể cho vay Bitcoin và thu lãi suất. Tuy nhiên bản chất của quá trình này là bạn đã biến Bitcoin thành một khoản cho vay và khoản cho vay này được coi là tài sản chứ không phải Bitcoin. Từ những lập luận trên, ông cho rằng các loại tiền điện tử có nhiều đặc điểm gần với tiền tệ hơn là các loại tài sản hay hàng hóa. Ủy ban chứng Khoán Mỹ cho rằng Bitcoin có thể là một loại chứng khoán tuy nhiên Mạng khống chế tội phạm tài chính (Financial Crimes Enforcement Network) cho rằng bitcoin là một loại tiền tệ.

Nhiều quan điểm cho rằng hiện tại phần lớn Bitcoin, được sử dụng như tài sản đầu cơ nên trong giai đoạn này nên được xem như tài sản ảo, khi giá Bitcoin tăng nhanh theo thời gian và đạt một mức nhất định. Dần dần, giá bitcoin sẽ ổn định, trở thành thước đo giá trị, và cuối cùng là tiền tệ. Tuy nhiên quá trình này có thể mất từ 5 đến 10 năm. Tuy nhiên sự phát triển hiện tại của Bitcoin giống như một mang lưới (kiểu mạng xã hội giống facebook) hơn là một loại tiền tệ. Khi số lượng người dùng càng cao thì giá trị của Bitcoin càng cao.

Trên thế giới, mỗi nước có những ứng xử khác nhau với tiền ảo. Khi Mỹ và Singapore coi Bitcoin như một loại tài sản thì Anh coin Bitcoin như một loại ngoại tệ, Nhật , Đức cho rằng Bitcoin là một loại tiền tệ.
Mọi thứ đều có thể xảy đến, Bitcoin có thể sụp đổ nhưng có một điều chắc chắn, đó là ảnh hưởng lâu dài của các loại tiền “ảo” đến thị trường tài chính, và chính phủ các nước sẽ buộc phải có những chính sách hợp lý cho vấn đề này.

Nguồn vncoinews.com

Sort:  

một số người Việt Nam vẫn ở nền tảng này, tôi vẫn ở ở đây :)

:) hi, make vietnamese community great again :)