Trong quá trình tìm hiểu các phương pháp phân tích kỹ thuật hay đi tìm các chỉ báo hỗ trợ giao dịch hiệu quả, hẳn bạn đã từng thắc mắc “Bollinger Bands là gì?” và “tại sao nó trở nên vô cùng phổ biến?” khi bạn thấy có rất nhiều các trader đang sử dụng chỉ báo này cho công việc giao dịch của mình.
Vậy thực chất Bollinger Bands là gì? Ý nghĩa các thông số của Bollinger Bands như thế nào? Và làm sao để giao dịch với Bollinger Bands một cách hiệu quả nhất? ….
Tôi đã từng có một thời gian đọc và nghiền ngẫm quyển sách Bollinger On Bollinger Bands của tác giả John A. Bollinger cùng với những trải nghiệm trong quá trình giao dịch thực tế, trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.
Bắt đầu nhé.
- Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands (viết tắt là BB) là một trong những chỉ báo thông dụng nhất trong giao dịch Forex và gần như không thể thiếu đối với nhiều trader đi theo trường phái phân tích kỹ thuật.
Hiện nay, chỉ báo Bollinger Bands đang ngày càng trở nên phổ biến với các nhà giao dịch nhờ sự đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại.
Tuy nhiên chính vì sự đơn giản đó khiến cho rất nhiều trader áp dụng mà không thực sự hiểu rõ về bản chất của Bollinger Bands và chỉ sử dụng nó một cách tương đối máy móc dựa vào những hướng dẫn sơ sài trên internet.
Nếu có thể, bạn nên tìm đọc cuốn sách Bollinger on Bollinger Bands do chính cha đẻ của phương pháp này – John A. Bollinger tạo ra (hoặc bạn có thể tìm đọc những file PDF cũng được chia sẻ rất nhiều trên mạng).
Bollinger Bands là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát minh bởi John Bollinger vào đầu những năm 1980. Đây là một trong những chỉ báo hữu ích nhất kết hợp giữa xu hướng và sự biến động giá.
Mục đích của Bollinger Bands là cung cấp một định nghĩa tương đối về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch.
Theo định nghĩa, giá cao là khi nó ở dải trên và giá thấp là khi ở dải dưới. Định nghĩa này có thể trợ giúp các nhà giao dịch đưa ra ý tưởng trong việc dự đoán xu hướng của thị trường và tìm kiếm các điểm vào lệnh phù hợp.
- Ý nghĩa các thông số và cách cài đặt Bollinger Bands
2.1 Các thông số của Bollinger Bands là gì?
Giao dịch với Bollinger Bands
Bollinger Bands là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, cấu trúc của Bollinger Bands gồm 3 thành phần:
Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Nếu như bạn chưa biết thì “Độ lệch chuẩn” là một đại lượng thống kê dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu. Nó cho thấy sự chênh lệch về giá trị của từng thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình.
Bạn có thể tham khảo công thức tính độ lệch chuẩn tại đây.
2.2 Cách cài đặt Bollinger Bands
Vì chúng ta thường sử dụng nền tảng giao dịch phổ biến nhất hiện nay là MT4, vì vậy tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Bollinger Bands ngay trên phần mềm MT4. Việc cài đặt vô cùng đơn giản.
Cách 1:
Mở phần mềm MT4 lên
Nhìn trên thanh Menu, Chọn Insert => Indicators => Trend => Bollinger Bands.
Cách 2:
Mở phần mềm MT4 lên
Nhìn trên thanh Menu, mục Indicator list (Ảnh dưới) => Trend => Bollinger Bands.
Cách cài đặt bollinger bands
Sau đó sẽ có bảng thông số của Bollinger Bands hiện ra.
Tại tab Parameter bao gồm các thông số cơ bản như Period (số chu kỳ), Devitation (độ lệch), Apply to Close (Áp dụng giá đóng cửa để tính toán).
Các bạn cũng có thể chỉnh màu sắc, độ dày mỏng của dải bollinger hay chỉnh khung thời gian ở tab Levels và tab Visualization bên cạnh.
Ý nghĩa thông số bollinger bands là gì?
Có nhiều nhà giao dịch tùy chỉnh các thông số theo cách riêng của mình, có thể họ thay đổi số phiên tính toán hay độ lệch chuẩn.
Nhưng tôi khuyên các bạn nên giữ các thông số mặc định bởi đây là các thông số được chính tác giả John Bollinger sử dụng, vì vậy tốt hơn hết chúng ta cứ giữ nó một cách đơn giản như thế.
- Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands
3.1. Mua thấp và bán cao với Bollinger Bands (giao dịch khi giá chạm bands)
Như tôi có nói ở trên: Mục đích của Bollinger Bands là cung cấp một định nghĩa tương đối về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch.
Từ đó tạo cho chúng ta một phương pháp giao dịch rất đơn giản với Bollinger Bands đó là “Mua thấp, bán cao”.
Thực chất dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động, đấy chính là cơ sở cho phương pháp giao dịch này:
Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band) Bollinger Bands
Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band) Bollinger Bands
giao dịch với bollinger bands
Về mặt lý thuyết, đây là một phương pháp giao dịch đơn giản và tỏ ra tương đối hiệu quả trong thời điểm thị trường đi ngang (sideway), nhưng sẽ rất nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ.
Hơn nữa đây chỉ là ứng dụng đơn giản nhất giúp bạn hiểu rõ bản chất và cách sử dụng cơ bản của Bollinger Bands mà thôi, do đó tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp giao dịch này, nhất là khi bạn chưa đủ khả năng để sàng lọc những tín hiệu giao dịch đánh lừa từ thị trường.
3.2. Phương pháp giao dịch Bollinger Bands Squeeze
Bạn hãy đoán xem phương pháp giao dịch kinh điển với chỉ báo Bollinger Bands là gì?
Chính xác! Đó là phương pháp giao dịch Bollinger Bands Squeeze, hay chúng ta thường gọi là “Nút thắt cổ chai”.
Chúng ta biết rằng thị trường luôn luôn thay đổi qua lại giữa những biến động mạnh và nhẹ (high volatility & low volatility).
Khi thị trường dao động lên xuống trong một biên độ nhỏ trong một khoảng thời gian càng dài thì báo hiệu cho một biến động càng mạnh mẽ sắp tới
Tuy nhiên sẽ không hề đơn giản để xác định sự biến động của thị trường nếu như bạn là một nhà giao dịch mới.
Đây là lúc chỉ báo Bollinger Bands thể hiện sức mạnh của mình. Một vùng nút thắt cổ chai xuất hiện (Bollinger Bands Squeeze) báo hiệu cho bạn biết đây là khu vực chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ và bạn nên sẵn sàng cho một giao dịch tại đó.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Câu hỏi đặt ra là sau khi tìm thấy một nút thắt cổ chai, làm sao để bạn có thể vào lệnh?
Khá đơn giản, bạn sẽ chờ một dấu hiệu breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp mà giá đã tạo ra trong khoảng thời gian biến động ở nút thắt cổ chai.
Giá breakout lên khỏi vùng tích lũy hẹp, bạn thực hiện lệnh mua.
Giá breakout xuống khỏi vùng tích lũy, bạn thực hiện lệnh bán.
Tips: Việc xác định break out để vào lệnh tuy rằng khá hiệu quả nhưng vấn đề bạn phải giải quyết đó là liệu bạn có thể xác định được break out sớm để đưa quyết định vào lệnh hay không? Bởi nếu khi breakout đã quá rõ ràng thì bạn sẽ khó đạt được tỷ lệ risk:reward tốt.
Điều này sẽ được giải quyết ở những phần tiếp theo.
3.3. Giao dịch theo xu hướng với Bollinger Bands
Như đã nói ở mục trên, Bollinger Bands có thể giúp bạn xác định những vùng giao dịch breakout bằng các nút thắt cổ chai, nhưng tiếc rằng nó không nói cho bạn biết sau đó giá sẽ đi theo hướng nào.
Nhìn vào biểu đồ dưới đây, chỉ bằng dự đoán, bạn thử đoán xem sau đó giá sẽ chạy theo hướng nào?
Giao dịch theo xu hướng
Nếu bạn lờ mờ nhận ra có vẻ biểu đồ đang có xu hướng đi lên và bạn đoán “Có lẽ giá sẽ phá lên” thì bạn đã đúng.
Thậm chí sau đó tiếp tục xuất hiện nút thắt cổ chai và giá tiếp tục thể hiện cho xu hướng lên bằng một breakout phá lên tiếp như hình sau:
giao dịch với Bollinger Bands là gì
Để sử dụng hiệu quả phương pháp này, tất nhiên bạn cần xác định được xu hướng chung của thị trường. Khi đó bạn sẽ có cơ hội tránh được những tín hiệu giả đang cố gắng đánh lừa bạn.
Bạn có nghĩ việc sử dụng Bollinger Bands để giao dịch trong một thị trường có xu hướng chỉ đơn giản như vậy không?
Tôi sẽ chỉ cho bạn một cách giao dịch khác khi thị trường có xu hướng mạnh.
Như đã nói về cấu trúc của Bollinger Bands, dải giữa của Bollinger Bands chỉ đơn giản là đường trung bình động SMA20.
Ý nghĩa của nó là thể hiện giá trị đóng cửa trung bình trong 20 phiên liên tiếp (theo khung thời gian mà bạn chọn).
Như vậy thật dễ hiểu là khi thị trường có xu hướng mạnh, mỗi khi giá bật ra rồi quay về dải giữa nó sẽ ngay lập tức bật ra để tiếp tục xu hướng.
Lúc đó dải giữa đóng vai trò như một cản động (hỗ trợ hoặc kháng cự) của giá và khi thị trường pullback đối với dải giữa SMA20, bạn sẽ có cơ hội thực hiện một giao dịch tại đó.
Xem ví dụ sau:
Pullback SMA20 Bollinger Bands
Mẹo nhỏ cho bạn: Bạn có thể sử dụng dải trên (với lệnh sell) hoặc dải dưới (với lệnh buy) để đặt stop loss.
Hi! I am a robot. I just upvoted you! I found similar content that readers might be interested in:
https://traderviet.com/