Các chủ đề phổ biến trong IELTS Writing Task 2
Mỗi câu hỏi task 2 đều có một yêu cầu và một chủ đề. Nếu như yêu cầu đề bài định hình cách viết bài đó, thì phần chủ đề sẽ quyết định về nội dung. Khi đã xác định được chủ đề của bài, chúng ta có thể chọn lựa từ vựng thích hợp với chủ đề đó để viết câu.
Chúng ta có thể gói gọn các chủ đề trong Task 2 thành 10 mục chính sau đây:
- Health
- Environment
- Education
- Globalization
- Development
- Public Transport
- Crime
- Technology
- Government
- Employment
Có thể có các chủ đề nhỏ hơn, nhưng nó cũng thuộc 1 trong 10 chủ đề chính ở đây. Vậy làm thế nào để chúng ta xây dựng được vốn từ vựng cho các chủ đề này?
- Đọc văn mẫu:
Cách nhanh nhất để các bạn có được vốn từ vựng đủ dùng và thích hợp cho mỗi chủ đề là đọc văn mẫu. Cụ thể, khi đọc văn mẫu, hãy xác định chủ đề chính của bài bạn đang đọc, sau đó tìm các từ thuộc chủ đề này và gạch chân. Thường các từ "độc đáo" của từng chủ đề sẽ là danh từ, nên đặc biệt lưu ý dạng từ này.
- Đọc báo:
Nguyên lý giống như ở trên, nhưng bạn sẽ có ít cơ hội tìm được từ để học hơn. Lý do đơn giản là từ vựng của báo dùng hơi bao la, còn ở trong văn mẫu thì từ nào mà đã viết vào hầu như chúng ta có thể sử dụng được luôn. Tuy nhiên, báo và tạp chí vẫn là tiêu chuẩn về ngôn từ mà chúng ta muốn nhắm đến.
- Xem Ted Talks:
Nếu các bạn chưa nhận ra thì các chủ đề ở trên đều là các chủ đề xã hội. Mà với các chủ đề xã hội thì khó có nguồn nào tham khảo tốt hơn là Ted Talks. Khi các diễn giả nói, các bạn nên lưu ý những từ đặc biệt của chủ đề người ta đang nói. Một lần nữa, lưu ý danh từ.
Cách tìm ý cho Writing Task 2
Một trong những vướng mắc lớn nhất của những thí sinh khi đi thi Task 2 là bị ... bí ý. Đúng là từ vựng khủng hay ngữ pháp phức tạp muốn phô ra thì bao giờ cũng cần có ý cái đã. Vậy khi bí ý, chúng ta phải làm sao?
Trước tiên, chúng ta cần biết ý, hay luận điểm viết bài, đến từ đâu đã. Khi viết một bài Task 2, chúng ta phải "gửi gắm" quan điểm của mình vào trong bài viết. Mà quan điểm, hay cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ xung quanh, đến từ các thông tin mà chúng ta đọc hoặc tiếp xúc hàng ngày. Vậy câu hỏi bạn cần hỏi ở đây là, bạn đang tiếp xúc với những thông tin gì hàng ngày?
Không nhất thiết phải là tiếng Anh, các thông tin chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thể là thời sự, báo đài, mạng xã hội, nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, ... Nếu các bạn đang không tiếp xúc với một trong các loại hình thông tin này, bạn nên tìm hiểu và tự tao thói quen cho bản thân hàng ngày xem chúng. Mình hay lấy thông tin từ báo mạng và thời sự, 2 nguồn mà mình nghĩ ai trong thời buổi này cũng có khả năng tiếp cận.
Vậy từ các nguồn thông tin mà bạn đọc, bạn hình thành được 2 luận điểm to đùng để dùng cho phần thân bài. Hãy lấy ví dụ 1 đề gần đây: university vs. vocational school
Giả sử chúng ta ủng hộ university hoàn toàn, vậy bây giờ chúng ta phải đưa ra 2 lý do để ủng hộ university?
Đây là gợi ý đầu tiên của bạn: "tại sao?" Tại sao ủng hộ "university"? Ủng hộ tức là university phải tốt thì mới ủng hộ đúng không? => Tại sao university tốt? => Tốt có nghĩa là gì, có nghĩa là có lợi ích đúng không? => university có lợi ích gì? Lợi ích thì cụ thể là lợi ích cho ai, cho những người đi học đúng không? => University có lợi ích gì với những người đi học?
Việc liên tục hỏi các câu hỏi để làm rõ những gì chưa rõ từ câu "tại sao?" là một cách để định hình các luận điểm to. Bây giờ, chúng ta giả sử có 1 luận điểm to là:
University giúp người đi học kiếm việc.
Câu hỏi tiếp theo mà bạn nên hỏi là "Why?"
=> University cho người đi học các kĩ năng cần thiết để làm việc
Sau câu "Why?", bạn nên hỏi câu "How?", hoặc "Làm thế nào à university cho người đi học các kĩ năng? Nó làm thế như thế nào? Có cái gì ở university giúp người ta có được các kĩ năng?" => "À, các khoá học"
Câu hỏi "why" giúp cho người đọc hiểu tại sao bạn lại nghĩ như thế, còn câu "how" giúp bạn minh hoạ cho người đọc để thêm phần thuyết phục. Vậy, khi bí ý trong task 2, hãy tự hỏi mình lần lượt các câu hỏi "why" và "how". Bạn sẽ có được một bài văn hoàn chỉnh, chặt chẽ mà không "tản mạn" nói về các vấn đề không liên quan.
Đọc và hiểu yêu cầu bài Writing Task 2
Một trong những yêu cầu cơ bản nhất, nếu các bạn đọc barem chấm điểm, của Writing, đó là "address the question". Đề bài hỏi mình cái gì, thì mình phải trả lời cái đấy. Nghe thì đơn giản, nhưng thực tế là có quá nhiều bạn hay "phiêu", tập trung vào "chủ đề" nhiều hơn là yêu cầu đề bài. Vậy, chúng ta cần xác định yêu cầu đề bài trước khi bắt tay vào viết Task 2.
Task 2 có 4 loại đề chính, đó là:
A. Opinion
Đề bài này thường có các câu phổ biến như:
- How much do you agree with this statement?
- Do you agree with this statement?
- To what extent to do you agree with this statement?
Các bạn có thể dễ dàng nhận ra đề bài này khi nó hỏi chúng ta có: đồng ý (agree) hay không đồng ý (disagree) với một quan điểm được nêu ra trước đó không.
Với dạng bài này, các bạn có thể chọn đi theo 1 trong 2 hướng: (1) hoàn toàn đồng ý/không đồng ý hoặc (2) nửa nạc nửa mỡ (đồng ý 1 phần). Với dạng hoàn toàn, bạn sẽ đi theo cấu trúc:
Mở bài => Lý do 1 => Lý do 2 => Tóm lại
Với dạng nửa nạc nửa mỡ, các bạn sẽ viết:
Mở bài => Khía cạnh đồng ý => Khía cạnh không đồng ý => Tóm lại
Dù bạn chọn kiểu trả lời nào, giám khảo sẽ không đánh giá bạn chọn "đúng" hay "sai". Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của 99% người thi IELTS, đi theo kiểu "hoàn toàn" bao giờ cũng an toàn và dễ viết hơn. Có một số đề sẽ rất ngớ ngẩn nếu bạn viết cả đồng ý lẫn không đồng ý, ví dụ:
Hút thuốc lá:
=> Ý 1: cực kì hại sức khoẻ
=> Ý 2: trông rất cool
Rõ ràng, đi theo hướng "hoàn toàn" sẽ dễ viết hơn rất nhiều. Nên nhớ, giám khảo chấm thi không quan tâm là bạn trả lời gì, người ta chỉ quan tâm bạn diễn đạt câu trả lời ra sao.
B. Discuss/Discuss + Opinion
Đề bài này rất dễ nhận ra, vì đơn giản là nó có từ ... discuss. Bài discuss sẽ cho bạn 2 quan điểm. Nó có thể yêu cầu bạn:
- nói về 2 quan điểm (A)
- nói về 2 quan điểm + đưa ra ý kiến của bạn (B)
Bài này cũng khá dễ viết, với dạng A, bạn chỉ cần viết:
Mở bài => Quan điểm 1 => Quan điểm 2 => Tóm tắt
Với dạng B, người ta sẽ hỏi bạn ủng hộ quan điểm nào, tức là bạn sẽ phải lựa chọn. Sau khi lựa chọn quan điểm mà bạn ủng hộ, bạn sẽ viết
Mở bài => Quan điểm 1 => Quan điểm mình ủng hộ => Tóm tắt
Lưu ý, khi viết quan điểm 1 ở dạng B, không phải là bạn "phản bác" lại quan điểm này. Bạn chỉ đơn giản đưa ra lý do tại sao người khác ủng hộ nó.
C. Problems + Solutions
Chúng ta có thể nhận ra dạng bài này khá dễ dàng bằng các cụm từ:
- What are the causes?
- What do you think causes cái này?
- What are the solutions?
...
Tóm lại là nhìn thấy "causes" & "solutions". Cách viết bài này cũng đơn giản thôi:
Mở bài => Causes => Solutions => Nhấn mạnh cần phải làm ngay các solutions
Khi viết causes và solutions, cách dễ nhất là viết theo kiểu liệt kê, ví dụ
- Causes: There are a number of causes to ...
- Solutions: A number of solutions can be used ...
Sau đó là liệt kê các causes và solutions đó ra. Khá là hệ thống và đơn giản.
D. 2-part questions
Cuối cùng là 2-part questions, khá là dễ nhận ra vì sẽ không có các từ dấu hiệu của các dạng bài trên, mà có 2 dấu chấm hỏi.
=> ...? ...?
Cái này viết cũng rất dễ:
Mở bài => Trả lời câu 1 => Trả lời câu 2 => Kết bài
Vậy đây là 4 dạng đề bài trong Task 2, các bạn chú ý viết theo yêu cầu để không bị lạc đề nhé!
Mở bài: Lead-in theo yêu cầu đề bài - Part 1: Opinion
Ngoài việc paraphrase lại vấn đề (problem) hoặc thực trạng (fact) của đề bài, với mỗi loại yêu cầu đề bài khác nhau các bạn lại có những cách lead-in (dẫn dắt) khác nhau.
Để nhắc lại, chúng ta đã thống nhất rằng có 4 loại đề bài chính là:
- Opinion
- Discuss
- Causes & Solutions
- 2 parts questions
Ở bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu cách viết mở bài cho dạng bài Opinion
Với dạng bài opinion, bạn được yêu cầu là thể hiện sự đồng ý (Agree) hay bất đồng (Disagree) với một ý kiến mà đề bài nêu ra. Vậy nên kiểu lead-in của bạn sẽ phụ thuộc vào lựa chọn đồng ý/không đồng ý hoàn toàn hay một phần.
a. Đồng ý/ Không đồng ý hoàn toàn
Công thức:
Câu 1: "Some people think that..." + Paraphrase lại đầu bài
Câu 2: đồng ý hay không đồng ý
Ví dụ, bạn có đề bài sau:
In the last century, the first man to walk on the moon said it was "a giant leap for mankind”. However, some people think it has made little difference to our daily lives. To what extent do you agree or disagree?
Vấn đề ở đây có thể được tóm gón lại là: Người ta nghĩ rằng việc con người lên mặt trăng là không quan trọng.
=> Paraphrase: Some people think that in this day and age, advances in astronomical studies are often considered to hold little to no significance to our daily lives.
=> Đồng ý: I completely agree with this idea.
=> Không đồng ý: I completely disagree with this idea.
Tất nhiên có các cách khác hoa mỹ hơn để nói là bạn đồng ý hay không đồng ý, nhưng thực sự các bạn không cần phải viết phức tạp quá. Quan trọng là chúng ta có một câu paraphrase hoàn chỉnh như trên.
b. Đồng ý một phần
Công thức:
Câu 1: "Some people think that..." + Paraphrase lại đầu bài
Câu 2: "While this is true to some extent, I think ..." + ý kiến trái chiều
Mục đích của cái câu "while this is true to some extent..." là để công nhận cái câu đằng trước đúng một phần, còn phần "I think..." là để dẫn ra một mặt khác của vấn đề mà bạn cũng cho là đúng.
Ví dụ, dùng lại câu paraphrase ở trên:
Some people think that in this day and age, advances in astronomical studies are often considered to hold little to no significance to our daily lives.
Câu ở trên có nghĩa là: các tiến bộ về nghiên cứu vũ trụ không có ích với cuộc sống hàng ngày. Mình có thể công nhận cái này cũng có phần đúng, và viết một ý khác theo một góc độ khác: có thể nó không quan trọng với đời sống, nhưng nó quan trọng ở một mặt khác, về tương lai của nhân loại chẳng hạn!
=> While this is true to some extent, I believe that learning about outer space will benefit mankind in the future.
Chú ý, ở đây mình không muốn dùng lại cụm "astronomical studies" (các nghiên cứu về thiên văn), nên mình dùng một cụm khác cũng có nghĩa tương đương (học về vũ trũ).
Mở bài: Lead-in theo yêu cầu đề bài - Part 2: Discuss
Có 2 loại bài discuss: một loại chỉ yêu cầu bạn discuss 2 luồng ý kiến, loại còn lại còn yêu cầu bạn đưa ra ý kiến cá nhân bạn nữa. Thực ra, viết mở bài cho discuss rất dễ dàng. Bạn hãy làm theo các bước sau:
A. Discuss both views
Nếu đề bài chỉ có cụm từ "discuss both views", bạn KHÔNG ĐƯỢC đưa ra ý kiến của cá nhân. Bạn chỉ đơn giản là tại sao người ta lại nghĩ là A, tại sao người ta lại nghĩ là B. Các bước để viết mở bài cho "discuss both views" như sau:
- Paraphrase lại thực trạng (fact) hoặc vấn đề (problem) của đề bài cho:
Giả sử bạn gặp 1 đề bài như sau:
Successful sports professionals can earn a great deal more money than people in other important professions.
Some people think this is fully justified while others think it is unfair.
Discuss both these views
Sau khi đọc đề bài, gạch chân chủ vị, chúng ta xác định được thực trạng đơn giản là:
Những thằng chơi thể thao chuyên nghiệp (sports professionals) kiếm nhiều tiền hơn (earn... more money) những thằng làm nghề nghiệp quan trọng khác (important jobs).
Câu này dễ paraphrase mà. Các bạn cứ viết lại một câu theo nền là: chơi thể thao kiếm quá nhiều tiền.
Giả sử, bạn viết câu lày:
Trên thế giới bây giờ, thành công ở các đội thể thao lớn kiếm được nhiều tiền hơn là làm các nghề quan trọng khác như luật sư hay nhân viên ngân hàng.
=> In the world nowadays, succeeding in major sports teams earns much more money than going into important professions like lawyers and bankers.
Vì mình thấy cái cụm "earns much more money" (kiếm tiền) và "professions" còn khá giống đàu bài nên mình thay như sau:
=> In the world nowadays, succeeding in major sports teams offers greater financial stability (cho sự ổn định tài chính lớn hơn) than going into important jobs/careers (đơn giản thôi =)) ) like lawyers and bankers.
- Viết câu lead-in:
Ở câu thứ 2, mình sẽ nêu ra 2 ý kiến mà đầu bài cho: một thằng nghĩ là điều này bất công, thằng kia nghĩ rằng điều này là hợp lý.
=> Mặc dù một số người nghĩ điều này là bất công, cũng có những lý do hợp lý rằng tại sao bọn vận động viên chuyên nghiệp xứng đáng số tiền mà chúng nó kiếm ra.
=> While some people think this is unfair, there are good reasons why professional athletes deserve the money they make.
Các bạn để ý cụm "while some people think ..., there are good reasons why...". Cụm này có thể sử dụng ở 99.99% bài discuss both views. Bạn có thể dùng nó để nói "Mặc dù 1 vài ngưới nghĩ A, cũng có những lý do ủng hộ B" => đây là một câu lead-in trung tính, không thể hiện ý kiến cá nhân => Good choice!
Vậy, các bạn nhớ format này nhé:
Paraphrase đề bài => "While some people think ..., there are good reasons why..."
B. Discuss both views & give your opinion
Nếu gặp dạng này thì bạn phải đưa ra ý kiến rồi. Tuy nhiên, việc này dễ hơn ăn kẹo. Các bạn xem mình biến hoá nhé!
Sử dụng đề bài ở trên:
=> While some people think this is unfair, I personally believe that professional athletes deserve the money they make.
Ahhhhh! Chỉ cần thay đổi cụm "there are good reason why..." thành "I believe...", chúng ta đã đưa ngay được cái tôi vào bài này. Cái từ "personally" chỉ là làm màu thôi :P
Vậy, dạng bài Discuss khá là dễ phải không các bạn? Nếu đề bài yêu cầu thêm Opinion, các bạn chỉ cần thêm "I believe/I think/I gì đấy..." vào thôi nhé ;)
Mở bài: cách paraphrase lại đề bài
Mở bài trong Task 2 thường có 2 phần: paraphrase đề bài và lead-in. Paraphrase, nếu các bạn chưa biết, là một thuật ngữ phổ biến trong IELTS, chỉ đến hành động nói lại ý của đầu bài theo cách khác. Đơn giản hơn, khi chúng ta paraphrase đề bài, chúng ta đang "đạo lại" nó.
Có 2 cách paraphrase đề bài. Cách thứ nhất là paraphrase từng từ, tức là ứng với mỗi từ của đầu bài ta tìm một từ khác có nghĩa giống hoặc tương đương. Cách thứ hai là paraphrase ý, tức là nói lại đề bài theo cách hiểu của chúng ta. Mình chỉ ủng hộ cách thứ hai, vì cách thứ nhất rất khó làm. Kể cả bạn biết đủ các từ đồng nghĩa để paraphrase lại từng từ, kết quả cuối cùng luôn rất khô khan và lủng củng.
Vậy làm thế nào để paraphrase ý?
Các bạn hãy làm các bước sau:
A. Xác định vấn đề/thực trạng của đề bài:
Giả sử bạn có một đề bài sau:
Using a computer every day can have more negative than positive effects on your children.
Do you agree or disagree?
Để xác định được vấn đề (problem) hoặc thực trạng (fact) được nêu lên, bạn hãy đặt câu hỏi: đầu bài đang nói đến cái gì (subject), nó làm gì (verb) và làm cái đấy với ai (object)
Đọc lại đầu bài trên, ta có thể thấy nó đang nói đến việc sử dụng máy tính (using a computer) có ảnh hưởng xấu (have negative effects) lên trẻ con (children).
Đây là một vấn đề (problem), vì nó có nghĩa tiêu cực (negative effects).
B. Viết một câu hoàn chỉnh tiếng Việt:
Với những bạn tư duy tiếng Anh chưa nhanh, có thể viết lại một câu tiếng Việt đơn giản như sau:
Máy tính ảnh hưởng xấu lên trẻ con
*Những bạn có trình độ 6.5+ có thể bỏ qua thao tác này.
Từ câu này, các bạn hãy viết lại nhiều câu tiếng Việt khác có cùng nghĩa, theo ý hiểu của bạn. Cách dễ nhất là đảo chủ ngữ và tân ngữ:
Máy tính ảnh hưởng xấu tới trẻ con => Trẻ con đang bị ảnh hưởng xấu bởi máy tính
Từ chỗ này trở đi, các bạn có thể để "trí tưởng tượng bay xa" và viết câu trên theo đủ các cách mà bạn có thể nghĩ, bắt đầu từ việc giải thích những cụm từ chung chung:
ảnh hưởng xấu? => ảnh hưởng tiêu cực/ làm hại/ làm ảnh hưởng/ làm trì trệ/ ...
máy tính? => việc sử dụng máy tính/ việc bố mẹ để trẻ con sử dụng máy tính/ việc sử dụng máy tính lâu/ việc sử dụng máy tính thường xuyên/ việc tiếp xúc với máy tính thường xuyên ...
ảnh hưởng tới trẻ con? => ảnh hưởng tới cái gì của trẻ con?=> sự phát triển của trẻ con/ sự phát triển thể chất/ sự phát triển trí tuệ/ sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ...
Ghép lại với nhau, bạn có vô số các câu mở bài mới, giả sử mình chọn câu này:
Việc sử dụng máy tính lâu có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.
C. Xác định lại S + V + O và dịch sang tiếng Anh.
Vậy, từ một câu của đề bài là: "Máy tính ảnh hưởng xấu tới trẻ con", mình có một câu mới toanh, không đụng hàng và rất "nguy hiểm" là:
Việc sử dụng máy tính lâu có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.
Bước tiếp theo là xác định lại S + V + O:
S: việc sử dụng máy tính
V: có ảnh hưởng
O: sự phát triển của trẻ nhỏ
Các bạn để ý là mình bỏ các từ bổ trợ như "lâu", "nghiêm trọng" và "thể chất" + "trí tuệ" ra bên ngoài. Việc này giúp mình viết một câu đơn hoàn chỉnh mà không bị "nhiễu sóng" bởi các từ khác, tránh việc sai ngữ pháp:
Việc sử dụng máy tính có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
=> Use of computers has effects on the development of children.
Chú ý động từ "have" đã chia thành "has", vì chủ ngữ là "use" chứ không phải "computers".
Sau khi có câu đơn này, mình thêm các từ bổ trợ vào:
Long use of computers has serious effects on the physical and mental development of children.
+) Nghe rất thông minh phải không? Và từ đây, điểm cao hay không là tuỳ thuộc vào việc bạn cải thiện được bao nhiêu từ "đơn giản" trong câu. Ví dụ, mình nhìn ra có 3 từ đơn giản là "long", "serious" và "mental".
Mình sẽ nâng cấp như sau:
Prolonged use of computers has severe effects on the physical and intellectual development of children.
+) Mình nhìn thấy cách sử dụng "has... effects" khá giống đầu bài. Mình muốn nó khác đi nữa, nên mình sẽ sửa dạng "effect" sang động từ "affect". Vì "affect" là động từ, nên "severe" phải chuyển sang "severely" để bổ trợ.
=> Prolonged use of computers severely affects the physical and intellectual development of children.
Có thể các bạn chưa đến được bước này, nhưng nguyên tắc paraphrase chỉ có vậy. Tóm lại, để paraphrase tốt, các bạn phải xác định rõ chủ vị, dịch theo ý mình hiểu sang tiếng Việt, và viết lại bằng tiếng Anh. Đơn giản thôi mà!
Mở bài: Lead-in theo yêu cầu đề bài - Part 3: 2 Part Questions
Đây là đề khá dị trong IELTS, vì trái ngược với các loại đề trước - có từ mệnh lệnh yêu cầu cụ thể (give your opinion, discuss...), thì ở dạng bài này, đề bài cho bạn 2 câu hỏi. Tuy nhiên, loại đề này lại cực kì dễ làm, và đặc biệt dễ viết mở bài. Chúng ta hãy làm theo các bước quen thuộc sau:
- Paraphrase đầu bài
Đến lúc này hi vọng các bạn đã quen với quy trình paraphrase đầu bài rồi nhé! Hãy lấy thử đề bài sau:
Nowadays the way many people interact with each other has changed because of technology.
In what ways has technology affected the types of personal relationships?
Has this become a positive or negative development?
OK, vậy thực trạng (Fact) ở đây là:
Bây giờ (nowadays), cách nhiều người tương tác với nhau (interact with each other) đã thay đổi vì công nghệ (technology)
Dễ hiểu mà, phải không? Cái chủ đề này thì đài báo nói hoài nói mãi rồi mà. Chúng ta hãy thử hiểu câu trên theo ý sau:
Ngày nay? Ngày nay là gì? Ngày nay là thời buổi hiện nay. Thời buổi hiện nay như thế nào? Thời buổi hiện nay là thời buổi điện tử!
Tương tác? Tương tác là gì? Tương tác với nhau là liên lạc giao tiếp với nhau!
Vì công nghệ? Vì cái gì của công nghệ? Vì sự tiến bộ của công nghệ!
Với các ý như trên, các bạn có thể chắp nối thành vô số các câu, ví dụ như:
Xuôi: Trong thời buổi điện tử, cách con người giao tiếp với nhau đã thay đổi kinh khủng nhờ sự tiến bộ của công nghệ
=> In the digital age, the way people communicate with each other has changed dramatically thanks to advances in technology.
Ngược: Trong thời buổi điện tử, sự tiến bộ của công nghệ đã thay đổi cách con người giao tiếp với nhau một cách ghê gớm.
=> In the digital age, advances in technology have dramatically changed the way people communicate with each other.
Nếu bạn thấy cái cụm the way people communicate with each other vẫn hơi giống cái của đề bài, bạn có thể viết: ...changed how communication is conducted among people... Tuy nhiên, nếu chưa nghĩ được ra cụm này cũng không sao!
- Trả lời từng câu hỏi.
Nó hỏi mình 2 câu thì mình trả lời... 2 câu! Rất đơn giản, với từng câu hỏi, bạn hãy trả lời theo ý mà bạn nghĩ. Ví dụ:
In what ways has technology affected the types of personal relationships?
Các bạn nhìn thấy cụm "In what ways" có vẻ kinh khủng, nhưng thực chất nó chỉ giống như "How?" thôi, vì "Theo những cách nào" thì nó cũng giống "như thế nào" mà.
Câu trên nó hỏi bạn: Công nghệ đã ảnh hưởng (affect) các loại (type) quan hệ cá nhân (personal relationship) như thế nào?
=> Có thể là công nghệ giúp việc liên lạc nhanh hơn (how?), tiện hơn (how?) và rẻ hơn (how?). Tuy nhiên, các bạn lưu ý là chúng ta sẽ không viết hết ra như thế, mà chỉ "bỏ ngỏ" là "theo nhiều cách khác nhau thôi".
=> Technology has influenced personal relationships in many ways.
Nếu câu trên còn hơi đơn giản, bạn có thể thêm trạng từ vào trước "influence" để nói cụ thể hơn là ảnh hưởng như thế nào?
=> Technology has radically influenced personal relationships in many ways.
Câu hỏi thứ hai của đề bài:
Has this become a positive or negative development?
Nó hỏi rất đơn giản là: điều này là positive (tích cực) hay negative (tiêu cực). Bây giờ nó quy lại thành một dạng bài Opinion thu nhỏ. Bạn có thể nói là nó tốt hẳn, xấu hẳn, hoặc vừa tốt vừa xấu. Mình nghĩ một câu trả lời cân bằng (vừa tốt vừa xấu) sẽ rất hợp ở đây, vì việc này thời sự cũng hay nói là rõ ràng có mặt tốt và cả mặt xấu nữa.
Mặt tốt thì rất dễ: phần lớn những gì chúng ta viết ở trên (nhanh, tiện, rẻ) đều là các cái tốt. Còn mặt xấu thì cũng có thể suy ra từ mặt tốt: nhanh quá, tiện quá nên thành ra nó làm mất đi cái tình cảm.
Tuy nhiên, tương tự như cách bạn trả lời câu trên, bạn đừng nói luôn là tốt ở mặt nào, xấu ở mặt nào, mà chỉ nên bỏ ngỏ là "có cả mặt tốt và xấu".
Các bạn có thể nói: điều này vừa là xu hướng tốt cũng như xấu
=> this development is both positive and negative.
Nếu không muốn lặp lại development của đề bài, các bạn có thể thay bằng 1 từ tương tự là "trend"
=> this trend is both positive and negative.
Sau đó, chúng ta sẽ ghép 2 câu trả lời vào làm 1. Các bạn nên lưu ý là chúng ta tránh viết 2 câu tách biệt, mà ghép chúng vào làm 1 luôn:
Technology has radically influenced personal relationships in many ways, and this trend is both positive and negative.
Mở bài cho bài này thật là dễ phải không các bạn? Tuy nó không có các mẫu câu thuộc lòng như các đề bài khác, cách tiếp cận nó lại khá là thẳng. Các bạn cứ nhớ, bước quan trọng nhất là phải Paraphrase được đầu bài đã nhé!
Từ vựng: cho phép
Trong Task 2, vì các chủ đề hay liên quan đến các đề tài xã hội, chúng ta hay phải dùng các cách diễn đạt kiểu như: Việc A cho phép việc B xảy ra, A tạo điều kiện cho B, A xúc tiến B... nói chung là các cách diễn đạt đao to búa lớn hay dùng trên thời sự. Các bạn có thể viết "chay" theo kiểu:
A makes B possible
A helps B do something
Nhưng trong IELTS, chúng ta luôn muốn dùng những từ chính xác nhất. Đừng lo, đa số các động từ bên dưới các bạn đã nhìn thấy trước đây rồi đó!
A. Làm cho cái gì có thể
Thay vì nói là A làm B trở nên có thể, bạn có thể dùng động từ ngắn gọn sau:
enable
Chắc chắn bạn nào dùng mạng thì đều nhìn thấy từ này ở góc phải màn hình Windows rồi đúng không? Khi A enable B, có nghĩa là A tạo điều kiện để B xảy ra, hoặc để B làm gì đó.
Ví dụ:
Chính phủ tạo điều kiện cho người dân mua nhà:
The government should do its best to enable citizens to buy houses.
Học đại học cho phép tôi xin được việc:
=> Studying at a university enables me to get a job.
Máy tính tạo điều kiện cho con người liên lạc dễ hơn
=> Computers enable people to contact each other more easily.
B. Làm cái gì đó diễn ra nhanh hơn
Nếu bạn muốn nói cụ thể là A giúp B diễn ra "nuột" hơn, trôi chảy hơn, xảy ra nhanh hơn, ... các bạn có thể dùng 1 trong 2 từ sau:
expedite/quicken
Từ "quick" (nhanh) có lẽ rất quen thuộc với các bạn rồi đúng không? Nếu muốn chuyển thành động từ (làm nhanh/thúc đẩy), các bạn chỉ cần thêm "en" vào cuối từ.
Vậy chúng ta sử dụng 2 động từ này với các từ nào? Rõ ràng là các bạn sẽ làm nhanh các cái gì "lâu, chậm" đúng không? Chúng ta nghĩ ngay đến nhóm các từ liên quan đến "quy trình" hoặc "sự phát triển".
Ví dụ:
Sự phát minh ra điện thoại thúc đẩy sự phát triển của truyền thông.
=> The invention of cell phone expedites the development of communication
Bằng cấp ngôn ngữ thúc đẩy quá trình tìm kiếm việc làm.
=> Language qualifications quicken the process of finding a job.
Vậy, các bạn có thể thấy, chỉ với 3 từ ở trên thôi (enable, expedite, quicken), chúng ta đã có thể nói được rất nhiều câu luận điểm "thông minh", diễn đạt đúng ý "make possible" nhưng lại gọn nhẹ và chuẩn xác hơn. Các bạn hãy luyện tập chèn các từ này vào trong bài viết nhé!
Từ vựng: các tác hại
Có khen thì phải có chê. Trong IELTS Writing, đề bài thường nói về một "vấn đề" gì đó nên cảm giác bài viết lúc nào cũng phải có cái gì đấy là "xấu" hoặc "tác hại". Vậy nên, việc biết nhiều cách diễn đạt tác hại trong IELTS là cực kì hữu dụng. Tương tự như bài trước, chúng ta không nên nói các câu kiểu như:
A xấu
Thay vào đó, chúng ta cần tập trung nghiên cứu xem cái "xấu" đó nó cụ thể như thế nào. Các bạn có thể làm theo một trong các phương pháp sau đây:
- Dùng tính từ chính xác
Có rất nhiều tính từ mang nghĩa tiêu cực, và các câu tiêu cực như thế này là cơ hội tốt để "lôi" những tính từ này ra. Ví dụ, thay vì nói:
Overeating is bad.
Hãy nói:
Overeating is detrimental/ unhealthy.
Với mỗi danh từ thuộc các chủ đề khác nhau, các bạn lại có những tính từ rất khác nhau để gắn với nó. Ví dụ, nếu một hành động gì đấy xấu, nó có thể là phạm pháp, gây hại, lãng phí thời gian, ... Nếu một đồ ăn là xấu, nó có thể là không ngon, hại cho sức khoẻ, đắt, ... Hãy thử nghĩ xem mình sẽ dùng từ gì trong tiếng Việt để miêu tả cái này, và tìm từ tiếng Anh sát nghĩa nhất với từ tiếng Việt mà bạn biết.
- A lãng phí cái gì đấy
Một nghĩa rất phổ biến của "xấu" là "lãng phí một tài nguyên gì đó". Ví dụ:
Watching TV is bad => watching TV is a waste of time
Shopping for clothes is bad => shopping for clothes is a waste of money.
Chú ý: các bạn có thể thay "is a waste of..." thành động từ "waste"
Watching TV is a waste of time => Watching TV wastes a lot of time
Shopping for clothes is a waste of money => Shopping for clothes wastes a lot of money
- A giảm cái gì của B
Đây là một cách khá màu sắc để diễn giải cụ thể hơn nghĩa "xấu" của chủ thể. Hãy lấy ví dụ: xem nhiều TV hại cho trẻ con. Các bạn hãy nghĩ xem việc "xem TV" làm giảm cái gì của "trẻ con".
Có rất nhiều thứ đúng không nào? Việc "xem TV" có thể làm giảm đầu tiên là sự năng động, hơn thế nữa là thời gian dành cho gia đình, sự giao lưu với bố mẹ.
Watching TV is bad for children
=> Watching TV reduces children's activity level.
=> Watching TV shortens the time children spend with their parents.
- A làm tăng cái gì "xấu" ở B.
Tương tự như trên, chúng ta có thể viết lại theo cách ngược lại là A làm tăng một phẩm chất nào đã "xấu" rồi ở B.
Với trẻ con, ngược lại với sự năng động thì chắc chắn là sự... chây lì, bánh bèo, lười biếng. Còn ngược lại với thời gian dành với bố mẹ thì có thể sẽ là thời gian trẻ con tiếp xúc với những thứ bạo lực, không phù hợp với lứa tuổi.
Watching TV reduces children's activity level => Watching TV encourages children's laziness.
Watching TV shortens the time children spend with the ir parents => Watching TV means children are spending more time watching violent content.
Đây là 4 cách dễ dùng giúp các bạn miêu tả kĩ hơn phẩm chất "xấu". Bạn không nhất thiết là phải dính lấy một cách và sử dụng cho cả bài. Việc pha trộn cả 4 cách với nhau sẽ cho bạn một bài viết sinh động và thể hiện được nhiều khả năng ngôn ngữ hơn!
Từ vựng: các lợi ích
Nghệ thuật viết lách, dù là trong IELTS hay không, đều về cách diễn đạt của tác giả. Trong tiếng Anh, cách diễn đạt của mỗi người hơn nhau hay không là phụ thuộc vào sự "chính xác" trong ngôn từ của họ. Cụ thể, không ai đánh giá cao một người viết câu:
A tốt
Có người viết hay hơn người khác là ở chỗ người ta biết cách diễn đạt đúng "tốt" như thế nào. Trong IELTS Writing Task 2, chúng ta phải bình luận rằng cái này tốt, cái kia xấu rất nhiều, nói cách khác: đề cập đến lợi ích và tác hại. Trong bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu làm thế nào để bạn có thể nói "tốt" tốt hơn.
A. Dùng đúng tính từ:
Với mỗi đối tượng, phẩm chất "tốt" được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ:
Đồ ăn "tốt" có thể là đồ ăn ngon, bổ dưỡng hoặc dễ làm.
Với mỗi trường nghĩa là "ngon", "bổ dưỡng" và "dễ làm" chúng ta có thể dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau. Ví dụ:
Thay vì viết:
burgers are good
Bạn có thể viết:
+) ngon: burgers are delicious/ burgers are scrumptious
+) bổ dưỡng: burgers are healthy/ burgers are nutritional
+) dễ làm: burgers are easy to make/ it is so easy to make burgers
B. Nói rõ là tốt cho ai/cái gì
Bạn có thể diễn đạt chính xác hơn phẩm chất "tốt" bằng cách nói luôn là ai/cái gì sẽ được hưởng cái tốt đấy:
Burgers are good for children.
Riding bikes is good for health
Computers are good for the development of the society
Tuỳ vào danh từ được sử dụng, bạn có thể nói là cái đó có lợi thế/lợi ích gì. Ở cấp độ đơn giản nhất, lợi thế là "advantages" và lợi ích là "benefits":
Burgers are good => Burgers have many benefits
Going to university is good => Going to university has many advantages
Các bạn lưu ý, "benefits" thì dùng lúc nào cũng được, nhưng "advantages" thì không phải vậy. Ví dụ, thật là ngớ ngẩn nếu chúng ta viết câu "Burger có rất nhiều lợi thế."
Trong lợi ích/lợi thế, bạn cũng có rất nhiều cách để diễn đạt. Bạn có thể sử dụng 2 cách sau đây:
- A có lợi ích này:
=> A has a lot of benefits
=> There are a number of benefits to A - A cho B lợi ích này
=> A provides B with/ gives B/ offers B a lot of benefits
=> B benefits from A in many ways
Ví dụ:
Going to university is good for young people
=> Going to university has a lot of benefits
=> There are a number of benefits to attending university
=> Attending university provides young people with a lot of benefits
=> Young people benefit from going to university in many ways
D. Nói cụ thể là tốt hơn ở mặt nào
Nếu như ở trên chúng ta nói:
A cho B rất nhiều lợi ích
Chúng ta có thể nói cụ thể hơn là mặt nào của B sẽ tốt lên từ A. Ví dụ:
Going to university provides young people with a lot of benefits
Bạn có thể:
- Dùng "về mặt ..." ở cuối:
Going to university provides young people with a lot of benefits in terms of career.
- A làm "tăng" cái gì ở B
Going to university improves young people's career prospects.
Going to university betters young people's understanding of society.
Going to university increases young people's chances of finding a job.
- A làm "giảm" cái gì xấu ở B
Eating vegetables reduces the chances of people having diseases.
Planning the week ahead eliminates the risk of people forgetting what they should do.
Từ vựng: nhiều và ít
Nếu các bạn để ý, trong các phần mở và kết bài chúng ta đã viết, có một cách diễn đạt được sử dụng khá nhiều, đó là: nhiều và ít. Chúng ta viết rất nhiều câu đại loại như: có nhiều cách, có nhiều lý do, có nhiều nguyên nhân... Các bạn có thể thấy là vào một thời điểm nào đó, mình không thể dựa dẫm vào "many" và "a lot of" mãi được. Các bạn cần biết các cách khác để nói nhiều và ít.
A. Nhiều
Ngoài "many" và "a lot of", có một số cách khác bạn có thể dùng để nói "nhiều". Mình sẽ chia ra 2 loại là "nhiều" và "nhiều và khác nhau"
a. Nhiều:
many (many reasons)
a lot of (a lot of causes)
a myriad of (ways)
plenty of (resources)
a number of (choices)
countless/innumerable (people)
Một số ví dụ các danh từ có thể dùng
Chỉ với các từ trên là các bạn đã diễn đạt được kha khá những gì nhiều về số lượng rồi. Các bạn chú ý là cặp từ ở dưới cùng "countless/innumerable" có nghĩa khá nặng, tức là không chỉ nhiều mà còn "vô số, không đếm xuể", nên bạn phải cẩn thận lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ bạn có thể nói là: Countless people prefer university. Vô số người nghe nó còn hợp lý, chứ tránh sử dụng "countless reasons" (vô số lý do), vì rõ ràng là lý do bạn liệt kê ra chỉ có vài cái thôi.
Ngoài các từ trên, còn có một nhánh nhỏ của nhiều là "đa số"
a large part of
the majority of
most of
b. Vừa nhiều vừa khác nhau
Chúng ta còn có một nghĩa nhiều cụ thể hơn, đó là "đa dạng" nữa. Để nói "đa dạng", các bạn sẽ có các cách diễn đạt sau:
various
a variety of
a wide variety of
a range of
many/a lot of/... (các từ ở trên) + different
Nếu các bạn muốn gọi tên mà tập trung vào loại, các bạn nên sử dụng các từ ở trên. Chúng mang nhiều màu sắc hơn các từ "nhiều" đã liệt kê ở trước. Ví dụ, thay vì "a lot of options", các bạn có thể dùng "various options". Các bạn chú ý, các cụm từ "vừa nhiều vừa khác nhau" được liệt kê ở đây nên tránh sử dụng với người. Chúng ta hầu như không nói "a variety of people", nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nói "a variety of food". Đừng cố giải thích điều này bằng tiếng Việt (ơ nhưng trong tiếng Việt có nói kiểu này mà), mình đang học tiếng Anh, và người nói tiếng Anh không tư duy như vậy.
B. Ít
"Ít" thì cũng ... ít từ. Thực tế mà nói, chúng ta nói nghĩa "nhiều" trong IELTS nhiều hơn "ít" rất là nhiều, nhưng "ít" có rất nhiều cách diễn đạt hay:
a. Cơ bản:
few/little
(only) a handful of...
(only) a selected few...
Các bạn chú ý từ "only" ở đây dùng để nhấn mạnh nghĩa (chỉ có từng đấy thôi...)
b. Có hạn, hãn hữu
limited
finite
Các từ ở trên dùng để nói đến cái gì đấy có một số lượng hạn chế và có khả năng hết. Chúng rất hay nếu được xếp cạnh các từ "resources". Các bạn không nên nghĩ "resources" chỉ nói về "tài nguyên", nghĩa của nó rất rộng. Nó có thể là human resources (tài nguyên con người), financial resources (tài nguyên tiền bạc) hoặc intellectual resources (tài nguyên trí tuệ). Ngoài ra, các bạn có thể dùng các từ giống resources, có nghĩa là một "dự trữ" gì đấy như: supply, funding, capabilities, ...
c. Hiếm
Đây là từ mạnh hơn của "có hạn". Có 2 cách nói "hiếm" phổ biến, đó là:
rare
scarce
Các bạn có thể gắn 2 từ trên với bất cứ từ nào mà đi với các từ "có hạn". Ví dụ, thay vì limited supply, có thể là scarce supply, scarce resources.
d. Không đủ
Nếu các bạn sử dụng "not enough" thì hoàn toàn OK nhé. Mình chỉ giới thiệu thêm một số từ nữa để chúng ta đổi gió thôi:
insufficient
inadequate
Cái nghĩa không đủ thì rất hay dùng: không đủ tiền, không đủ thời gian, không đủ tài nguyên, ...
Ví dụ: The inadequate supply of workers has led to a rise in salary.
Kết bài - các cụm từ để đưa ra kết luận
Sau khi chăm chút cho 2 ý thật là trọn vẹn ở phần thân bài, nhiều bạn cắn hột "bí" khi không biết tóm lại bao nhiêu là "tinh hoa" viết ở trên như thế nào. Bạn có thể hơi thất vọng (hoặc vui) vì "hết đất diễn", nhưng thực sự kết bài bạn chỉ cần đúng 1 câu.
- Opinion:
Sau khi lập luận ở phần thân bài, các bạn chỉ cần kết là: Vì những lý do trên, tôi tin rằng ...
Có rất nhiều cách để nói câu trên; một số cách dễ dùng dễ nhớ ở dưới đây:
For the above reasons (reasons above cũng đc), I believe that ...
For the aforementioned reasons, I believe that ...
Các bạn cũng có thể thay "reasons" bằng "arguments" để ... đổi gió một chút. Luyện viết cả chục bài Opinion mà bài nào cũng reasons thì chán lắm!
- Discussion (+ Opinion)
Nếu chỉ có Discussion không thì bạn sẽ viết: Tóm lại, có rất nhiều lý do hợp lý ủng hộ và phản đối ...
"In conclusion, there are many good reasons both for and against + [việc gì đấy, ví dụ: smoking chẳng hạn]"
Thay vì "In conclusion", bạn cũng có thể dùng "To conclude" hoặc "To sum up"
Tất nhiên ở trên bạn hoàn toàn có thể thay "reasons" bằng "arguments"
Nếu đề bài yêu cầu thêm Opinion, bạn chỉ cần viết thêm cụm: "but I believe that..." và ghi ý kiến bạn ủng hộ.
- Problems + Solutions
Nếu muốn kết P + S, bạn nhất mạnh lại là: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc A, và các giải pháp cần được thực hiện để sửa chữa/làm dịu vấn đề này.
"In conclusion, there are many causes for A, and measures need to be taken to tackle this problem"
Bạn có thể thay "in conclusion" bằng 2 cụm đã được nhắc đến ở trên.
- Two part questions
Dạng này kết bài vừa khó vừa dễ. Dễ trong phương pháp, khó trong cách thực hiện. Để tóm lại bài 2 part questions, bạn chỉ cần trả lời lại 2 câu hỏi 1 lần nữa. Tuy nhiên, bạn đã làm thao tác này ở mở bài rồi, nên khi viết kết bài, bạn phải paraphrase lại cái mở bài. Đừng lo, miễn là bạn có thể viết được mở bài theo 2 cách là bạn có luôn kết bài rồi!
Lấy ví dụ một đề bài chúng ta đã làm nhé:
Technology has radically influenced personal relationships in many ways, and this trend is both positive and negative.
Các bạn có thể viết lại 2 ý trên bằng một số thao tác rất dễ dàng. Ví dụ, bạn có thể đảo chủ-vị:
In conclusion, personal relationships have been affected by the progression of technology in various ways, and this has led to both positive and negative consequences.
Các bạn để ý là mình đảo personal relationships lên trước và technology về sau. Tuy nhiên, mình không để nguyên phần giữa. Khi đảo như vậy, mình tự nghĩ mẩm ra một câu mới để tránh lặp từ và cấu trúc. Câu tiếp theo cũng tương tự như vậy, thay vì nói là "xu hướng này vừa tốt vừa xấu", thì có thể nói một cái "vừa tốt vừa xấu khác", đó là "điều này đã dẫn đến các hệ quả vừa tốt vừa