Theo OECD, cứ 7 người lao động tại 32 các nước phát triển mà OECD tiến hành nghiên cứu thì có 1 người cần được hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới do những công việc hiện nay của họ sẽ được thay thế bằng robot hoặc hệ thống tự động hóa.
Ngoài ra, mức độ nguy cơ mất việc làm ở các nước rất khác nhau: Ở Slovakia có tới 33% số việc làm liên quan đến hoạt động tự động hóa thì con số này ở Na Uy chỉ chiếm 6%.
Trên thực tế, các nước nói tiếng Anh, các nước Bắc Âu và Hà Lan là những nước có việc làm liên quan đến tự động hóa ít hơn so với các nước ở Đông Âu, Nam Âu, Đức, Chile và Nhật Bản. Tại Anh, cứ 10 người thì có 1 người đối diện với nguy cơ cao mất việc và khoảng 25% lực lượng lao động sẽ buộc phải thay đổi việc làm.
Tự động hóa được cho là sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành công nghiệp sản xuất tại các nhà máy, ngành nông nghiệp và một số trong lĩnh vực dịch vụ như đưa thư, vận chuyển bưu phẩm, giao thông đường bộ và ngành dịch vụ ăn uống.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN…
Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại có những công việc mới ra đời. Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế con người, nguồn nhân lực phải trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
Theo bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), cách mạng 4.0 có thể tác động tới sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và tạo đà thuận lợi cho thị trường lao động phát triển, nhất là khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Cuộc cách mạng 4.0 tập trung chủ yếu số hóa, công nghệ robot và tự động hóa - xu hướng máy móc thay dần sức lao động của con người, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm trong 3 ngành kinh tế chính của nước ta.
Đến 2025, lực lượng lao động nước ta ước đạt 62.638 nghìn lao động, trong khi dự báo cầu lao động năm 2025 khoảng 61,141 triệu việc làm. Các ngành tập trung nhiều lao động gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo (8,606 triệu người), hoạt động kinh doanh bất động sản (6,982 triệu người); bán buôn bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô xe máy và xe có động cơ khác (5,622 triệu người).
Những năm gần đây, nhân lực trình độ cao của Nhật chưa bao giờ lại khan hiếm tới như vậy. Chương trình Visa Kỹ sư Nhật Bản đã được mở rộng ra hầu hết các ngành nghề được đào tạo tại Việt Nam đều có thể tuyển dụng, trong đó: Kỹ sư CNTT (IT), Cơ khí, Điện, Điện tử, Cơ điện tử, Tự động hóa, Xây dựng… là những ngành nghề tuyển dụng kỹ sư đi Nhật nhiều nhất.
Đơn hàng kỹ sư Nhật Bản là gì?
Đơn hàng kỹ sư đi Nhật Bản luôn thuộc nhóm tuyển dụng nhiều nhất
Muốn đến Nhật làm việc diện kỹ sư thì các bạn cần có tư cách lưu trú (loại giấy phép chứng nhận sự lưu trú hợp pháp dành cho người nước ngoài tại Nhật Bản tương tự visa). Vậy Visa kỹ sư Nhật Bản là gì? Xin Visa diện kỹ sư, kỹ thuật viên có khó không? Điều kiện cấp cũng như thời hạn lưu trú tối đa là bao lâu? Trong bài viết này Growupwork.com sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi thắc mắc nhé!
Nguồn Growupwork.com