DevOps là gì? Công cụ và tầm quan trọng của DevOps trong một tổ chức

in #growupwork5 years ago (edited)

Với sự thay đổi thay đổi theo từng giây, từng phút cùng với đó là sự ra đời của rất nhiểu phương pháp, chiến lược đáp ứng cho sự chuyển đổi! Một trong số đó có DevOps. Vậy DevOps là gì? Và liệu rằng với khả năng của mình thì phương pháp này gắn bó được bao lâu với chúng ta.

ky-su-DevOps-lam-gi-vai-tro-nhiem-vu-luong-cua-ky-su-devops.jpg

Trước tiên để nói xem phương pháp DevOps là gì, chúng ta có thể liệt kê ra 2 lợi thế mà các nhà làm IT có thể có được đó chính là:

  • Thời gian sửa lỗi phần mềm được rút ngắn
  • Hạn chế lỗi phần mềm

Vậy DevOps là:

Một chiến lược phát triển phần mềm giúp rút ngắn khoảng cách giữa các developer và IT staff. Với DevOps, các công ty có thể “release” các tính năng nhỏ rất nhanh và kết hợp các phản hồi mà họ nhận được một cách nhanh chóng.
DevOps-la-gi.jpg
Khác với phương pháp Waterfall Model, DevOps khắc phục được tất cả các hạn chế của mô hình thác nước truyền thống này. Với việc sử dụng các công cụ hỗ trợ tự động DevOps gần như là bao quát hết tất thảy 2 khâu: Phát triển, Thử nghiệm và Triển khai. Top 9 công cụ DevOps thông dụng mà bất cứ chuyên gia về DevOps cần phải biết:

  1. Nagios - Giám sát liên tục
  2. Chef - Quản lý cấu hình và triển khai
  3. Kubernetes - Container Orchestration tool
  4. Selenium - Automation testing
  5. Git and GitHub - Hệ thống kiểm soát phiên bản
  6. Jenkins - Máy chủ tự động hóa, với các plugin được xây dựng để phát triển các đường ống CI/ CD
  7. Docker - Software Containerization Platform
  8. Puppet - Configuration Management and Deployment
  9. Ansible - Quản lý cấu hình và triển khai

Mô tả công việc của một Kỹ sư DevOps là gì?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm DevOps là gì, chúng ta biết được người làm DevOps phải luôn làm việc cùng các Developer và IT Staff để kiểm soát việc “release code”. Có thể nói, họ là những Developer quan tâm đến việc Deployment (triển khai) và vận hành mạng hoặc các sysadmins (từ viết vắn tắt của System Admin - người bảo trì, cấu hình và vận hành các hệ thống máy tính nhiều người dùng như máy chủ).

Với phương pháp DevOps chúng ta có tất cả 6 vai trò được đề cập đến sau đây

1. DevOps Evangelist:

Là người đảm bảo rằng chiến lược DevOps được thực hiện trong quá trình phát triển từ đầu đến cuối, được xem như một leader của toàn bộ chiến lược DevOps. Yêu cầu khả năng gắn kết đội nhóm, những thành viên làm việc với những kỹ năng chuyên môn cùng hoàn thiện dự án phần mềm.

2. Release Manager.

Theo sau, DevOps Evangelist chính là Release Manager, vị trí này nắm giữ vai trò chính trong việc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Vì là người nhìn rõ nhất cũng như có khả năng tích hợp các tính năng mới với frame sẵn có.
Họ nên nắm rõ cách vận hành của công nghệ và các cấu trúc khác nhau thuộc vị trí nào.

3. Automation Expert

Vai trò này còn được gọi là Chuyên gia tích hợp (Integration Specialists) với các nhiệm vụ như phân tích, thiết kế và thực hiện các chiến lược nhằm triển khai liên tục trong khi vẫn đảm bảo khả năng sẵn sàng cao trên các hệ thống lập trình và tiền lập trình.

4.Software Developer/ Tester – Người phát triển mã và kiểm tra nó

5.Quality Assurance – Người đảm bảo chất lượng của sản phẩm tuân theo yêu cầu của nó

6.Security Engineer – Người luôn theo dõi tình trạng và sự bảo mật của sản phẩm

Nếu xem DevOps là một kỹ năng làm việc thì đây là kỹ năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong những năm qua. Cùng với mức lương hấp dẫn theo trang Indeed thống kê.
Để xem đầy đủ các thông tin này, mời bạn truy cập: https://growupwork.com/bai-viet/cam-nang/ky-su-devops-lam-gi-150