10 nguyên nhân kinh doanh online thất bại

in #hi7 years ago

Kinh doanh bán hàng online hiện nay đang dần trở thành xu hướng của các bạn trẻ. Liệu có phải vì nó quá “dễ dàng”? Nhiều người nghĩ bán hàng trên mạng internet đơn giản, không cần nhiều vốn mà vẫn có lãi cao, nhưng thực tế hiện nay thì quan niệm đó không còn đúng nữa.

Kinh doanh online tại Việt Nam đang ngày càng có dấu hiệu của sự lộn xộn bởi có quá nhiều cá nhân, quá nhiều đơn vị nhảy vào. Bán hàng online bạn cũng sẽ phải chịu những rủi ro, những thất bại mà dưới đây là 10 lý do khiến bạn thất bại khi kinh doanh trên internet.

10 sai lầm khi kinh doanh online

  1. Bán hàng theo trào lưu, không am hiểu về sản phẩm
    Đa phần các bạn chỉ nghĩ đến việc làm sao để bán hàng nhanh ra đơn, kiếm được nhiều tiền và luôn nghĩ về doanh số đáng mơ ước của những người đi trước. Do vậy, rất nhiều bạn trẻ chỉ biết bán hàng theo trào lưu, thấy mặt hàng nào bán được là bán dẫn đến việc mông lung, không hiểu chính sản phẩm mà mình cung cấp cho khách hàng.

Trong khi đó, điều quan trọng nhất để thành công trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó thì trước tiên bạn phải là người tạo ra sản phẩm hoặc am hiểu nhiều nhất về sản phẩm đó. Bán hàng online không đơn giản là tìm nguồn hàng, quảng cáo là bán được hàng mà đòi hỏi bạn cần thực sự thấu hiểu về cách mà sản phẩm đó sẽ hữu ích như thế nào cho người dùng. Để làm được điều này, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

Sản phẩm của mình có phù hợp kinh doanh online không?
Khách hàng của mình có phải đối tượng thường xuyên tiếp cận internet hay không? Khi tiếp cận rồi họ có sẵn sàng quyết định mua online hay không?
Sản phẩm có thực sự cần thiết, đem lại giá trị gì cho người dùng?
Sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh không?
Sản phẩm của mình có điểm mạnh gì hơn đối thủ? Giá cả, tính năng, bảo hành…

  1. Không nắm rõ thị trường, không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng
    Kinh doanh là con đường ngắn nhất giúp bạn trở nên giàu có nhưng cũng là con đường nhanh nhất tiêu toàn bộ số ngân sách của bạn mà không đem lại kết quả. Nếu chỉ chăm chăm lao đầu vào một con đường mà chưa biết con đường đó khó khăn như thế nào, đối thủ cạnh tranh kinh khủng ra sao thì thất bại là tất yếu.

sai lầm gây ra thất bại trong kinh doanh online

“Biết địch biết ta – trăm trận trăm thắng”, những điều cần làm để chiến thắng trong kinh doanh online:

  • Thăm dò thị trường: đo lường tính cạnh tranh của sản phẩm một cách chi tiết cụ thể.

  • Liệt kê các đối thủ mạnh: phân tích cách làm của họ ra sao, họ tiếp cận khách hàng như thế nào.

  • Còn cơ hội cho bản thân: sau khi phân tích kỹ và nắm rõ thị trường hãy đưa ra nhận định xem liệu sản phẩm của mình khi bán ra có nhiều cơ hội hay không? Nếu không, có thể nhắm đến các ngách tiềm năng nào khác không.

  • Cuối cùng, một kết hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết là điều không thể thiếu. Không có một dự án kinh doanh nào có thể thành công nếu không được hoạch định từng đường đi, lối bước.

►►► Xem thêm: Công ty phân phối chăn ga gối nhập khẩu Malaysia

  1. Không chú trọng quảng cáo, tiếp thị sản phẩm
    Mặc dù bán hàng kinh doanh online là hình thức dễ dàng nhất để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng trên internet nhưng hãy loại bỏ lối suy nghĩ bảo thủ: “sản phẩm mình tốt, khách hàng sẽ tự tìm đến”.

Không chú trọng đến quảng cáo trên internet là một trong những sai lầm nghiêm trọng trong thời đại ngày nay. Nếu bạn chỉ muốn bán được hàng mà không muốn bỏ tiền ra đầu tư thì sớm muộn cũng thất bại. Chính vì vậy, xác định kinh doanh online thì bạn cần chuẩn bị sẵn kế hoạch quảng cáo, truyền thông, đưa lên internet những ưu điểm về sản phẩm và lý do tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn.

  1. Kênh bán hàng thiếu độ tin tưởng
    Một trong những rào cản khi kinh doanh online đó là tâm lý sợ bị lừa đảo của khách hàng. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, cái gì cũng mới và ngay cả mua hàng online cũng mới đang phát triển thì không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng bỏ tiền túi ra mua sản phẩm của bạn chỉ thông qua hình ảnh và giới thiệu.

Do vậy, dù bạn bán hàng qua kênh online nào: facebook, zalo, website, youtube… thì cũng cần tạo độ tin tưởng cho kênh của mình. Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

Đặt địa chỉ liên hệ rõ ràng
Kết hợp mở cửa hàng trưng bày sản phẩm
Cung cấp hình ảnh thật về sản phẩm, khu vực trưng bày
Cung cấp các chính sách bảo hành, đổi trả
Review về sản phẩm…

Sort:  

Cảm ơn bạn mình sẽ học được nhiều thứ ở bài viết này.