Các gánh nặng của cái “ta” từ đâu mà có , và đã tích tụ lại tự bao giờ ?
Từ giây phút mở mắt làm em bé sơ sinh, mỗi chúng ta ngoài cái sự phấn đấu để mà tồn tại và phát triển về thể xác, lại còn phải đeo mặc thêm một lớp áo gọi là “tên tuổi” nữa, thì mới có thể tham dự vào cái cuộc đua của “truờng đời” . Chúng ta phải bám vào “tên” để đừng quên mình là “ai” , và cần giữ lấy “tuổi” để mà nhớ rằng mình sẽ còn phải cố chạy thêm bao nhiêu lâu nữa !
Các kiến thức mà ta thu luợm đuợc trong truờng đời , tuy một mặt có giúp ta hiểu biết xúc tiến các sinh hoạt của cá nhân và của tập thể, nhưng mặt khác nó cũng rập khuôn ta vào những vai trò tầm thường , những quan niệm thiển cận . Nếu không có trí nhận xét sâu sắc thì các kiến thức này sẽ kềm tỏa tầm nhìn của ta trong một ranh giới nhỏ hẹp giả tạo, trong một cái phạm vi luôn bị bóp méo bị chi phối bởi các xu huớng nhất thời .
Tới một giai đoạn nào đó , ta cần phải cởi bỏ cho đuợc những kiến thức sai sót vô bổ này, phải quăng bớt các gông cùm tự tạo, để mà thoát khỏi cái thân phận làm sâu kén , mãi bò trên đất . Có như vậy thì mới lột đuợc cái xác nhộng mà thành bướm bay xa .
Cái “vision”, cái tầm nhìn mà ta cần đạt đuợc đó, tùy thuộc vào các yếu tố chính như: kiến thức, trí huệ, trực giác và linh tính . Trong cuộc sống hằng ngày thì ta vốn thuờng có những cơ hội để trau dồi kiến thức và đào tạo trí huệ rồi . Còn muốn phát triển trực giác và linh tính thì phải làm sao ? Các đặc tính này thật là khá mơ hồ và khó lường .
Trên thế gian này, số nguời có cái tầm nhìn khác phàm thật rất hiếm . Đã vậy , các nhận xét và các suy diễn của họ lại không đuợc phổ biến, rất ít ai biết tới . Đó bởi vì cái thế giới mà chúng ta đang sống vốn đã do chính ta dệt ra sau khi lầm nghe theo bao nhiêu ý đồ và mưu kế của Ma Vương (Maya) . Trong cái mê hồn trận này, các ý tưởng nào mà đi ngược với chiều quay của ảo ảnh thì sẽ lập tức bị suơng khói ma chướng tấn công , vây phủ, che mờ .
Edgar Cayce vốn là một trong những người có cái tầm nhìn siêu việt đó . Các trình bầy của Cayce về đề tài “tâm thức” (consciousness) có thể giúp ta hiểu rõ thêm về cái “hiện thực vĩnh cửu” nằm khuất sau các ảo tưởng vật chất .
http://www.awaken.com/2015/02/edgar-cayce-talks-about-consciousness/
Theo như Edgar Cayce thì cái cội nguồn của “tất cả” chính là “Tâm Thức Hoàn Vũ” (Universal Consciousness), là “Thượng Đế” (God) , là khởi điểm của mọi sự . “Tâm Thức Hoàn Vũ” này có động lực muốn thể hiện ra mọi thứ, muốn tạo dựng ra một vũ trụ bao la bao gồm vô số ngân hà, vô vàn tinh tú, chan hoà ánh sáng và âm thanh, ngập đầy vạn vật .. v.. v. Mỗi tạo vật này đều có một “tâm thức cá nhân” (individual consciousness) , tuy riêng biệt nhưng vẫn hàm chứa đủ mọi tính chất của “Tâm Thức Hoàn Vũ” . Mỗi “tâm thức cá nhân” này đều có quyền tự do sáng tạo để có thể đóng góp thêm cho sự phong phú mầu nhiệm vô biên của “Tâm Thức Hoàn Vũ” .
Cái quyền tự do sáng tạo này đã gây ra một tai hại lớn trong cái thế giới vật chất 3-chiều của chúng ta . Nhân loại đã trở nên quá say sưa với sức tạo dựng của mình, đã hoàn toàn mê đắm với các ảnh tượng vật chất trong tâm thức, mà quên đứt đi những liên hệ câu nối giữa mình và “Tâm Thức Hoàn Vũ” .
Trong cái tiến trình tạo hoá khởi nguồn từ tinh túy ra ý niệm (essence to thought-form), rồi từ ý niệm ra vật chất (thought-form to matter), cái “tâm thức cá nhân” đã kết tụ lại gồm ba thành phần :
tâm thức thể chất (conscious mind) : giúp ta sinh hoạt đuợc trong thế giới 3-chiều . Nó thể hiện duới dạng cá tính thuờng ngày (personality) .
tiềm thức (subconscious mind): đây là cái nhịp sống ngấm ngầm của ta . Nó điều động các giấc mơ, những trực giác, những linh tính và ghi nhớ đủ mọi ký ức .
siêu ý thức , ý thức tập thể (Superconsciousness,collective universal mind) : giúp ta nhận biết và câu thông đuợc với “Tâm Thức Hoàn Vũ” .
(image credit: http://www.near-death.com/paranormal/edgar-cayce/john-van-auken-on-consciousness.html)
Trong cuộc sống trên thế gian, nếu cái trọng tâm chú ý của ta nằm trọn trong cái thành phần tâm thức thể chất, thì cái tầm nhìn của ta sẽ rất là nhỏ hẹp nông cạn . Khi mà ta có đuợc sự cảnh giác và chú tâm nhiều hơn theo huớng của tiềm thức và của siêu ý thức, thì tâm trí mới có thể trồi lên cao và tăng triển đuợc cái tầm nhìn của mình . Trực giác và linh tính vốn lệ thuộc nhiều với cõi tiềm thức (subconscious) . Các giấc mộng của ta thuờng chứa đựng nhiều dấu hiệu, nhiều thông điệp gửi từ tiềm thức . Nếu ta ra công ghi nhớ và tìm hiểu những điều nhắn nhủ này thì tầm nhìn của ta sẽ dần dần vượt xa khỏi các giới hạn bình thuờng vốn bày ra bởi không gian và thời gian .
.
Hey i just upvoted u
please also ckeck our content and upvote - https://steemit.com/stress/@arjunebt/top-10-stress-reduction-techniques-for-a-healthy-mind-or