Thò tay vào máy, ... mới thấy không xong
Dạo gần đây cái máy giặt trong nhà bị trục trặc . Tuy máy vẫn chạy, nhưng cái trục quay chính giữa không còn lay chuyển xoáy nước như bình thường nữa . Phần duới còn xoay, nhưng phần trên thì hết nhúc nhích . Sau khi xem xét nó, và tra cứu trên mạng , tôi biết cần phải thay mấy con chốt răng cưa nằm trong cái trụ quay .
Bà xã tôi thuộc vào giới chuyên viên tiêu thụ cao cấp, lúc nào cũng tìm đủ cách để ủng hộ khuyến khích guồng máy kinh tế quốc gia, cho nên đã góp ý kiến ngay: "Máy này xài hơn mười mấy năm rồi anh à, mình đi mua cái mới đi !" . Riêng tôi thì vốn quen xử dụng lau chùi và o bế cái máy đã hơn chục năm nay nên còn chút cảm tình lưu luyến với nó, không nỡ đem đi quăng vô hố rác . Thành thử đã bác bỏ đề nghị đó, tuyên bố: "Chuyện nhỏ mà, anh chỉ cần thay mấy con chốt, mất có mấy đồng là xong . Mấy tháng nay chơi Bitcoin trên mạng bị thua nặng , đâu còn sẵn tiền mà mua máy mới đâu em !" .
Hôm qua sau khi ra tiệm mua đuợc bộ chốt bằng plastic (tốn $5 ), tôi liền ra công sửa máy . Bắt tay vào việc mới hay rằng cần phải tháo mở một con ốc lớn nằm sâu giữa trụ máy . Kẹt một nỗI là tôi không có cái mỏ lết nào với cái ống dài đủ mức để mà thọt vô tới nó . Cũng may, tôi có quen vói một anh thợ sửa xe hơi người Việt ở gần nhà , cho nên đã đi qua đó mượn đúng đồ nghề cần thiết . Có mỏ-lết trong tay rồi, tôi vẫn không sao tháo đuợc con ốc chần dần đó, bởi lẽ nó bị xiết lâu năm quá chặt, mà trong cái phạm vi chật hẹp của thùng máy thì không có đúng thế để mà vận dụng đủ lực . Loay hoay hì hục mãi không xong, cứ ngỡ rằng đành phải chịu bó tay, thì chợt nghĩ ra đuợc một mẹo : Mở điện cho máy chạy với tốc độ êm chậm (gentle cycle) . Cái trục cứ quay tới quay lui, còn tôi thì chỉ việc ghì cứng cái mỏ-lết theo đúng nhịp xoay, dùng sức của máy để mà mở con ốc . Quả nhiên chỉ trong nháy mắt thôi là con ốc đã bung ra rồi . Tôi thì thở phào nhẹ nhõm , trong khi ngoài bếp nghe có tiếng nguời thở dài ...
Trên đây là một chứng minh điển hình của cái nguyên tắc tiếp-cận-tính (principle of locality) trong khoa vật lý cổ diển (classical physics) . Nói một cách nôm na thì nó có nghĩa rằng trên bình diện thể chất, đối với bất cứ vật chi , ta cần phải đụng vào nó thì mới ảnh hưởng đuợc nó . Tuy nhiên, ngày nay các khoa học gia đã khám phá ra rằng cái định luật này chỉ đúng trong cái môi trường mà ta hay quan sát đuợc với năm giác quan bình thường thôi, chứ khi bước vào trong cái lãnh vực cực vi của các hạt tử cấu kết ra vật chất thì nó không còn ứng dụng nữa . Khởi đầu là nhà bác học Bell (1964) , và sau đó Alain Aspect (1982), đã tuần tự cho thấy rằng sau khi hai vi-hạt-tử (xuất nguồn từ chung một hạch nhân) đã đuợc tách rời ra và phân chia bởi một khoảng cách, các đặc tính của chúng vẫn giữ nguyên một sự liên hệ bí ẩn không giải thích đuợc bằng các giả thuyết khoa học vật chất đương thời . Nói một cách giản dị , khi ta gây ảnh hưởng trên một vi-hạt-tử thì ngay lập tức cái vi-hạt-tử còn lại cũng có phản ứng, dù rằng đã bị tách rời bởi một không gian đáng kể . Điều này cho thấy chúng vẫn còn duy trì một sự câu nối chi đó mà khoa học chưa hiểu .
Thật ra nếu xét cho kỹ, thì ngay ở trong phạm vi của cuộc sống hằng ngày cũng đã có không ít những sự kiện mà ta không thể giải thích đuợc bằng các nguyên tắc khoa học thông thuờng, hoặc bằng các khái niệm cơ bản về không gian và thời gian, về nguyên nhân và kết quả . Một thí dụ điển hình và khá phổ thông trong thời đại này là cái hiện tượng "đồng phương tương tính" (synchronicity) . Bác sĩ phân tâm học Carl Jung là nguời đầu tiên khởi lên các công luận về đề tài này . Ông đã từng đưa ra cái định nghĩa cho Synchronicity như sau:
Synchronicity- An acausal connecting principle
(trích từ sách SYNCHRONICITY- An Acausal Connecting Principle)
Synchronicity means the simultaneous occurrence of a certain (internal)
psychic state with one or more external events which appear as meaningful
parallels to the momentary subjective state. (It's a coincidence in time of two or more causally unrelated events which have the same or a similar meaning) ...
Synchronicity consists of two factors:
a) An unconscious image comes into consciousness cither directly (i.e., literally) or indirectly (symbolized or suggested) in the form of a dream, idea, or premonition,
b) An objective situation coincides with this content.
dịch ý vắn tắt:
Synchronicity là sự xảy ra đồng loạt của một trạng thái trong tâm trí và một biến cố ở bên ngoài . Cả hai tuy rằng không có sự câu nối gì hết, khi xét trên bình diện nguyên nhân-hậu quả, nhưng lại chứa đựng chung một nội dung một ý nghĩa tương đồng ăn khớp với nhau .
Nói cách khác, nó gồm có hai yếu tố chính:
a) một hình ảnh bất ngờ xuất hiện trong tâm thức một cách trực tiếp, hoặc cũng có thể là gián tiếp qua dạng thức của một giấc mơ, một ý tưởng, hay một linh tính báo trước chi đó
b) một sự cố xảy ra bên ngoài cùng ngay thời điểm, và có một nội dung tương ứng (với cái điều nhận thấy trong tâm) .
C Jung đã ghi lại một thí dụ điển hình về Synchronicity như sau:
A young woman I was treating had, at a critical moment, a dream in which she was given a golden scarab. While she was telling me this dream I sat with my back to the closed window. Suddenly I heard a noise behind me, like a gentle tapping. I turned round and saw a flying insect knocking against the window-pane from outside. I opened the window and caught the creature in the air as it flew in. It was the nearest analog to a golden scarab that one finds in our latitudes, a scarabaeid beetle, the common rose-chafer (Cetonia aurata), which contrary to its usual habits had evidently felt an urge to get into a dark room at this particular moment.
Tôi có một thân chủ, một phụ nữ trẻ tuổi, ngay trong thời điểm bệnh trạng gay go, thì đã nằm mơ thấy mình đuợc tặng một con bọ rầy bằng vàng . Trong khi ngồi nghe cô ta thuật lại giấc mơ đó, thì tôi nghe có tiếng động nhẹ đập vào cửa sổ đóng kín đằng sau lưng mình . Quay lại thì thấy có con vật chi đang cố bay ập vô kiếng từ bên ngoài . Tôi mở cửa sổ ra và chụp bắt đuợc nó trong lúc nó bay vào phòng . Hoá ra nó lại là một con bọ rầy gần giống như con vật mà người phụ nữ kia đang kể ra ...
Đối với C. Jung thì những sự kiện như vầy không phải chỉ là các sự trùng hợp ngẫu nhiên vô nghĩa lý theo như kiểu nhận xét và phán đoán thông thường . Trái lại ông cho rằng chúng có hàm chứa những yếu tố lạ kỳ có thể khiến cho cái người trong cuộc phải giựt mình sửng sốt không khỏi chú tâm suy nghĩ về nó . Điều này có thể đưa đến những thay đổi đáng kể trong thái độ và trong quan điểm sống , và rồi sẽ mang lại các kết quả , các tình trạng tốt đẹp hơn . Chẳng hạn như nói về trường hợp của người phụ nữ mơ thấy con bọ rầy, C. Jung đã ghi nhận thêm như sau:
It was an extraordinarily difficult case to treat, and up to the time of the dream
little or no progress had been made. I should explain that the main reason for this was my
patient's animus, which was steeped in Cartesian philosophy and clung so rigidly
to its own idea of reality that the efforts of three doctors- I was the third- had not
been able to weaken it. Evidently something quite irrational was needed which was
beyond my powers to produce. The dream alone was enough to disturb ever so
slightly the rationalistic attitude of my patient. But when the "scarab" came flying
in through the window in actual fact, her natural being could burst through the
armor of her animus possession and the process of transformation could at last
begin to move. Any essential change of attitude signifies a psychic renewal which
is usually accompanied by symbols of rebirth in the patient's dreams and fantasies...
tạm dịch ý :
Đây là một trường hợp rất khó chữa trị, chẳng có đuợc chút tiến triển chi hết trong suốt thời kỳ trước khi chuyện về giấc mơ xảy ra . Lý do chính cũng là vì tâm lý của cô ta đã bị kẹt cứng ngắc trong khuôn khổ triết lý Cartesian , chẳng có y sĩ nào (tôi là kẻ thứ ba) có đủ tài lay chuyển đuợc tình thế . Giấc mơ của cô ta đã lung lay cái thái độ lý sự khó trị đó đôi chút . Và rồi khi mà có con bọ rầy chính hiệu bay ập vào phòng thì cái tâm nhân hồn nhiên của cô ta mới phá tung và thoát ra khỏi đuợc cái bộ giáp sắt kềm hãm trù ếm đó , để mà khởi đầu một cuộc đổi mới ...
Từ khi đuợc C Jung mở đầu cho tới nay , Synchronicity vẫn là một đề tài rất mông lung và gây ra nhiều tranh luận sôi nổi . Điều này cũng là tất nhiên bởi lẽ nó vốn nằm ngoài biên giới của khoa học và của các quan điểm thông thường . Nó bất chấp các thành kiến ta vốn có về không gian và thời gian, và nhất là về các nguyên tắc nhân-quả . Mọi sự duờng như có một sự câu nối lạ lùng kỳ bí đủ chiều , chỉ hiềm một nỗi là tâm thức của chúng ta chỉ biết chạy theo có một hướng, và mãi lẩn quẩn trong cái vận động trường 3-chiều ...