Căn bản đầu tiên của sáng tác, là phải mới. Viết lại, những cái mà người ta đã viết rồi, thì chỉ làm một kẻ nhái lại. Mục đích nhái lại, hoặc chọc tức, hoặc làm trò hề cho thiên hạ, ngoài ra, chẳng có ý nghĩa gì nữa cả.
Trong văn học Việt Nam, thứ khó nhất có lẽ là thơ tình. Làm sao nó phải mới, khó đã đành, làm sao cho người đọc không cảm thấy, người viết nhái lại; Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du…
Viết theo kiểu thơ tự do, thì số người thưởng thức được lại quá ít. Họ cảm thấy nó có cái gì đó kỳ kỳ, không vần không điệu, không quen. Cái khó nhất là giọng điệu cá biệt, làm sao khi đọc, người ta nhận diện ngay là mình, chứ không một ai khác. Có lẽ vì những khó khăn nêu trên, mà nhà thơ càng lúc càng, hiếm đi.
Nếu tôi áp đặt những cái khó ở trên, thì có lẽ, chẳng ai đủ khả năng sáng tác. Kể cả tôi.
Nên tốt nhất, cứ để mọi người thoải mái. Dù thoải mái, tôi vẫn mong mọi người nên có nhận thức ít nhiều, về những điều nêu trên.
Mong được thỉnh giáo bài của a để học hỏi ☺️
Mấy cái chú viết, cứ phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu được ý đồ của chú. Đúng là người lâu năm trong nghệ thuật văn chương nó cũng khác với bọn ti toe như bọn cháu :)
Ôi trước chị gọi anh giờ lại chuyển sang chú ạ. E hoang mang quá huuu
Ờ chị linh động. Lúc nào bàn bạc căng quá thì gọi chú cho đỡ bực. Còn ko thì vẫn như trước :))
Sáng tác được 1 bài thơ hay là cả một nghệ thuật. Nhưng chúc cuộc thi thành công
Chúc tất cả các thi nhân thành công 👏🏻👏🏻