(Phần 3- Soạn thảo file trong CentOS, Ubuntu) Có nhiều cách để soan thảo file trong Linux (text editor), bạn có thể sử dụng FTP client như CuteFTP hay Filezilla để edit file trên client (Windows) hoặc sử dụng trình soạn thảo trực tiếp trên server Linux như vi, nano, vim, gedit, emacs...
Việc soạn thảo file thông qua FTP client thì khá trực quan, dễ hiểu nhưng thao tác rườm rà. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn thảo file text trong Linux sử dụng các trình Text Editor thông dụng sẵn có trên Linux, như VI và NANO
Soạn thảo file trong CentOS, Ubuntu - ảnh: How To Geek
Tham khảo Serial tổng hợp các câu lệnh trong Linux Serial:
- Phần 1- Các câu lệnh quản trị và theo dõi server Linux
- Phần 2- Các câu lệnh với file và folder trong Linux (CentOS, Ubuntu...)
- Phần 3- Các câu lệnh soạn thảo file trong Linux (CentOS, Ubuntu...)
- Phần 4- Các câu lệnh cấu hình mạng trong CentOS, Ubuntu
- Phần 5- Các câu lệnh thường dùng khác trong Linux
Xin chia sẻ với các bạn một tài liệu tổng hợp câu lệnh trong Linux khá hay và chi tiết, tuy nhiên, tài liệu này viết bằng tiếng Anh. Các bạn có thể download tại đây.
Soạn thảo file trong CentOS, Ubuntu
Có khá nhiều trình soạn thảo trong Linux, phổ biến nhất vẫn là VI và NANO (tôi thường dùng VI). Ngoài ra, khi phải soạn thảo nhiều, chúng ta có thể sử dụng luôn FTP client để soạn thảo ngay trong Windows một cách trực quan. Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo file trong Linux bằng VI1) Hướng dẫn soạn thảo file trong Linux với VI
Vi là chương trình soạn thảo chuẩn trên các hệ điều hành Unix. Nó là chương trình soạn thảo trực quan, hoạt động dưới 2 chế độ: Chế độ lệnh (command line) và Chế độ soạn thảo (insert mode) Để soạn thảo tập tin mới hoặc xem hay sửa chữa tập tin php.ini (có sẵn) ta dùng lệnh:vi php.iniKhi thực hiện, vi sẽ hiện lên màn hình soạn thảo ở chế độ lệnh. Ở chế độ lệnh, chỉ có thể sử dụng các phím để thực hiện các thao tác như: dịch chuyển con trỏ, lưu dữ liệu, mở tập tin...Do đó, bạn không thể soạn thảo văn bản. Nếu muồn soạn thảo văn bản, bạn phải chuyển từ chế độ lệnh sang chế độ soạn thảo. Chế độ soạn thảo giúp bạn sử dụng bàn phím để soạn thảo nội dung văn bản.
Chuyển sang chế độ: Dưới đây là nhóm lệnh để chuyển sang chế độ soạn thảo.
LỆNH LINUX | MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ |
i | Chuyển sang chế độ insert mode, ký tự được ghi phía trước con trỏ |
l | Trước ký tự đầu tiên trên dòng |
a | Sau dấu con trỏ |
A | Sau ký tự đầu tiên trên dòng |
0 | Dưới dòng hiện tại |
O | Trên dòng hiện tại |
r | Thay thế 1 ký tự hiện hành |
R | Thay thế cho đến khi nhấn |
Để chuyển ngược lại mode command ta dùng phím ESC.
Lưu ý: trong chế độ insert mode bạn không thể dùng các command (các lệnh của vi như tìm kiếm ....), để có thể dùng command bạn cần thoát chế độ insert trước (bằng cách gõ Esc trên bàn phím)
Nhóm lệnh thao tác trên tập tin của VI
Nhóm lệnh di chuyển con trỏ của VI
LỆNH LINUX | MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ |
:w | Ghi vào tập tin |
: x | Lưu và thoát khỏi chế độ soạn thảo |
: wq | Lưu và thoát khỏi chế độ soạn thảo |
:r | Mở tập tin đọc |
:q! | Thoát không lưu |
:q | Thoát nếu ko có thay đổi |
:w | Lưu vào tập tin mới |
LỆNH LINUX | MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ |
h | Sang trái 1 space |
e | Sang phải 1 space |
w | Sang phải 1 từ |
k | Lên 1 dòng |
j | Xuống 1 dòng |
O | Trên dòng hiện tại |
r | Thay thế 1 ký tự hiện hành |
R | Thay thế cho đến khi nhấn |
) | Cuối câu |
( | Đầu câu |
} | Đầu đạn nhân văn |
{ | Cuối đoạn văn |
LỆNH LINUX | MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ |
dw | Xóa 1 từ |
d^ | Xóa ký tự từ con trỏ đến đầu dòng |
d$ | Xóa ký tự từ con trỏ đến cuối dòng |
3dw | Xóa 3 từ |
dd | Xóa dòng hiện hành |
x | Xóa 1 ký tự |
y | Copy |
u | Undo lại thao tác trước đó |
3yy | Copy 3 dòng liên tiếp |
yy | Copy toàn bộ dòng tại vị trí cursor |
y$ | Copy từ vị trí hiện tại của cursor đến cuối cùng |
p | Paste |
LỆNH LINUX | MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ |
? | Tìm trở lên |
/ | Tìm trở xuống |
*/and | Tìm từ kế tiếp của and |
*?and | Tìm từ kết thúc là and |
*/nThe | Tìm dòng kế bắt đầu bằng The |
n | Tìm hướng xuống |
N | Tìm hướng lên |
cw | Thay thế 1 từ |
3cw | Thay thế 3 từ |
cc | Thay thế dòng hiện hành |
5cc | Thay thế 5 dòng |
:s/text1/text2/g | Thay thế text1 bằng text2 |
:g/one/s/1/g | Thay thế one bằng 1 |
:1.$s/tập tin/thư mục | Thay tập tin bằng thư mục từ hàng 1 |
2) Hướng dẫn soạn thảo file trong Linux với NANO
Nano là một trình soạn thảo khá đơn giản và rất dễ sử dụng, được tích hợp sẵn trong Ubuntu, cho phép bạn soạn thảo với các tính năng cơ bản như mở file, lưu file… Cú pháp:nano file-nameMột số phím tắt thông dụng được áp dụng trong NANO:
LỆNH LINUX | MỤC ĐÍCH / MIÊU TẢ |
Ctrl-O | Lưu file |
Ctrl-R | Mở file |
Ctrl-X | Đóng file |
Ctrl-G | Gọi trợ giúp |
3) Các trình soản thảo file text khác trong Linux
Ngoài trình soạn thảo thường sử dụng là VI và NANO, còn rất nhiều trình soạn thảo khác trong Linux như: Gedit, Emacs, Kate, Geany, Kwrite, Nedit, Scribes, SciTE, Medit, Gtkedit…Mỗi trình soạn thảo hỗ trợ những chức năng khác nhau. Bản thân tôi thường quen sử dụng VI, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các trình text editor khác thì có thể hỏi bác Gồ!
4) Hướng dẫn soạn thảo file Linux từ Windows thông qua FTP
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là những người không chuyên Linux, việc sử dụng trình soạn thảo trong Linux dù đơn giản đến mấy cũng không muốn thực hiện; hoặc nội dung file trong Linux liên quan chặt chẽ trong Windows (copy và paste từ Windows) thì chúng ta có thể thực hiện bằng cách sau: - Kết nối đến server Linux qua FTP (dùng CuteFTP hoặc Filezilla) - Tìm đến thư mục chứa file cần edit - Click chuột phải vào file và chọn View/Edit - Chương trình FTP Client sẽ download file từ server Linux về máy tính của bạn và mở file bằng các chương trình soạn thảo văn bản sẵn có của Windows (Notepad, Notepad++ hoặc Word). - Sau khi edit xong, bạn chọn upload để đưa file lên server Linux là xong.Hướng dẫn soạn thảo file Linux ngay từ Windows thông qua FTP
Hi! I am a robot. I just upvoted you! I found similar content that readers might be interested in: https://wikitipz.com/quan-tri-he-thong/serial-cau-lenh-linux-phan-3-soan-thao-file-trong-centos-ubuntu/
Hi! I am a robot. I just upvoted you! I found similar content that readers might be interested in:
http://giaotrinhhay.com/soan-thao-file-trong-centos-ubuntu/